Phân biệt Điện công nghiệp VS Điện – Điện tử – Nên học ngành nào?

23:28 16/09/2023

Trong khối ngành kỹ thuật, Điện công nghiệp và Điện – Điện tử là hai lĩnh vực quan trọng, góp phần cung cấp điện cho các hệ thống. Dù vậy, hai ngành này vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt. 

Hiện nay, máy móc, hệ thống cầu kì cho tới đơn giản, đời sống hàng ngày đều cần tới điện để có thể hoạt động, duy trì. Dù là Điện công nghiệp hay Điện – Điện tử hay bất kì lĩnh vực điện nào, chúng đều đóng vai trò quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu điểm giống/khác nhau và cơ hội việc làm của hai ngành: Điện công nghiệp và Điện – Điện tử nhé!

Điện công nghiệp

  1. Khái niệm

Điện công nghiệp là một lĩnh vực của kỹ thuật điện tập trung vào việc thiết kế, cài đặt, và quản lý các hệ thống điện trong môi trường công nghiệp. Hiểu đơn giản, Điện công nghiệp được áp dụng để cung cấp điện năng trong quy trình sản xuất, máy móc, và thiết bị trong các nhà máy sản xuất, nhà xưởng, và các cơ sở công nghiệp khác.

Điện công nghiệp
Điện công nghiệp (Industrial Electrician)

2. Ra trường làm gì?

Sau khi học xong chuyên ngành Điện công nghiệp, các bạn có thể có cơ hội làm việc ở những vị trí sau:

  1. Kỹ sư Điện công nghiệp: Thực hiện thiết kế, lắp đặt, và bảo trì hệ thống điện trong các môi trường công nghiệp và thương mại để đảm bảo hệ thống điện hoạt động hiệu quả và an toàn.
  2. Kỹ thuật viên Điện công nghiệp: Kỹ thuật viên thường làm việc dưới sự hướng dẫn của kỹ sư và thực hiện công việc lắp đặt, bảo trì, và sửa chữa các thiết bị và hệ thống điện trong môi trường công nghiệp.
  3. Kỹ sư Tự động hóa: Thiết kế và triển khai các hệ thống điều khiển tự động và tự động hóa quy trình sản xuất trong các nhà máy và nhà xưởng. Công việc này đòi hỏi các bạn phải thành thạo sử dụng PLC (Programmable Logic Controller) và các hệ thống điều khiển thông minh.
  4. Kỹ sư Năng lượng: Tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng trong các quy trình sản xuất và hệ thống. Công việc này thường xuất hiện trong các ngành công nghiệp đòi hỏi sự tiết kiệm năng lượng.
  5. Kỹ sư Điện tử công nghiệp: Một số người tốt nghiệp Điện công nghiệp chuyển hướng sang lĩnh vực điện tử công nghiệp, nơi làm việc có các thiết bị và mạch điện tử được sử dụng trong môi trường công nghiệp.
  6. Chuyên viên Bảo trì Công nghiệp: Thực hiện bảo trì và sửa chữa các hệ thống điện và tự động hóa
  7. Chuyên viên An toàn Công nghiệp: Trong các môi trường công nghiệp, chuyên viên an toàn có nhiệm vụ giám sát, quản lý các hệ thống điện hoạt động đảm bảo an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn.
  8. Giảng viên hoặc Nhà nghiên cứu: Bạn cũng có thể tiếp tục học cao hơn và làm việc trong lĩnh vực giáo dục hoặc nghiên cứu liên quan đến chuyên ngành này ở các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề, trung tâm nghiên cứu,…
Điện công nghiệp
(Ảnh minh họa)

3. Mức lương các vị trí

Từ vị trí thực tập sinh, học việc, mới ra trường cho tới kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên viên sẽ có mức lương khác nhau, không chỉ tùy theo trình độ mà còn là quy mô nơi làm việc của các bạn. Dưới đây là thông tin mức lương trung bình/tháng ở các vị trí các bạn có thể tham khảo:

  1. Kỹ sư Điện công nghiệp: khoảng từ 10 triệu VND đến 30 triệu VND hoặc cao hơn
  2. Kỹ thuật viên Điện công nghiệp: khoảng từ 7 triệu VND đến 20 triệu VND
  3. Kỹ sư Tự động hóa: từ 12 triệu VND đến 25 triệu VND hoặc hơn
  4. Chuyên viên Bảo trì Công nghiệp: khoảng từ 8 triệu VND đến 20 triệu VND
  5. Chuyên viên An toàn Công nghiệp: từ 8 triệu VND đến 18 triệu VND hoặc cao hơn
  6. Thực tập sinh/Mới ra trường: Ở một số cơ sở thực tập, thực tập sinh có thể không có lương hoặc chỉ nhận lương hỗ trợ dưới 3 triệu VND, nếu làm việc full-time, các bạn có thể nhận được mức lương từ 3 triệu VND đến 7 triệu VND. Ở cấp độ mới ra trường, các bạn có thể nhận mức lương cao hơn, từ 7 triệu – 12 triệu VND.

Điện – Điện tử

1. Khái niệm

Ngành Điện – Điện tử sẽ tập trung vào thiết kế, nghiên cứu, lắp đặt và quản lý các hệ thống điện, điện áp, và dòng điện, phát triển các thiết bị và mạch điện tử. Chuyên ngành này ứng dụng trong các lĩnh vực: sản xuất, truyền tải, phân phối, biến đổi và sử dụng điện năng, triển khai áp dụng kỹ thuật công nghệ vào lĩnh vực kỹ thuật điện cho các máy móc thiết bị.

Điện - Điện tử
Chuyên ngành Điện – Điện tử

2. Ra trường làm gì?

Khác với Điện công nghiệp, các công việc ngành Điện – Điện tử liên quan đều tương đương với hầu hết các vị trí công việc của ngành này, đó là:

  1. Kỹ sư Điện tử: Thiết kế, phát triển, và kiểm tra các thiết bị điện tử, vi mạch tích hợp, hoặc sản phẩm điện tử.
  2. Kỹ sư Điện công nghiệp: :àm việc trên các hệ thống điện công nghiệp trong môi trường sản xuất và công nghiệp.
  3. Kỹ sư Tự động hóa: Tự động hóa thiết kế và triển khai các hệ thống điều khiển tự động và tự động hóa quy trình sản xuất.
  4. Kỹ sư Mạng và Hệ thống: Quản lý và duy trì các hệ thống mạng và máy tính.
  5. Kỹ sư Năng lượng: Tập trung vào việc tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và phát triển các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
  6. Kỹ sư Thiết kế PCB (Printed Circuit Board): Thiết kế các bảng mạch in để chứa các linh kiện điện tử.
  7. Chuyên viên Bảo trì Công nghiệp: Bảo trì và sửa chữa các hệ thống công nghiệp.
  8. Kỹ sư Máy tính và Phần mềm: Phát triển và quản lý phần mềm và ứng dụng điện tử.
  9. Chuyên viên An toàn Công nghiệp: Xử lý, giám sát để đảm bảo các hệ thống điện và tự động hóa hoạt động an toàn.
  10. Mô phỏng và Mô hình hóa: Sử dụng phần mềm mô phỏng để kiểm tra và tối ưu hóa các hệ thống điện và điện tử.

3. Mức lương các vị trí

Mức lương các vị trí trên tại Việt Nam có thể dao động tùy theo cấp bậc, kinh nghiệm của các bạn cũng như quy mô hoạt động nơi làm việc. Hãy tham khảo mức lương dưới đây nhé! (Mức lương trung bình/tháng)

  1. Kỹ sư Điện tử: Khoảng 10 triệu VND đến 30 triệu VND
  2. Kỹ sư Điện công nghiệp: Từ khoảng 8 triệu VND đến 20 triệu VND
  3. Kỹ sư Tự động hóa: Từ 12 triệu VND đến 25 triệu VND
  4. Kỹ sư Mạng và Hệ thống: Thường từ 10 triệu VND đến 20 triệu VND
  5. Kỹ sư Năng lượng: Từ 10 triệu VND đến 20 triệu VND
  6. Kỹ sư Thiết kế PCB (Printed Circuit Board): Từ khoảng 10 triệu VND đến 25 triệu VND
  7. Chuyên viên Bảo trì Công nghiệp: Từ khoảng 8 triệu VND đến 20 triệu VND
  8. Kỹ sư Máy tính và Phần mềm: Từ 10 triệu VND đến 25 triệu VND
  9. Chuyên viên An toàn Công nghiệp: Từ 8 triệu VND đến 20 triệu VND
  10. Chuyên viên Mô phỏng và Mô hình hóa: Từ 10 triệu VND đến 20 triệu VND

Ngành nào HOT hơn, cơ hội việc làm rộng mở hơn?

Từ những thông tin cơ bản trên, có thể thấy chuyên ngành Điện công nghiệp hay Điện – Điện tử đều có cơ hội việc làm hết sức rộng mở cùng mức lương cao ở đa số vị trí. Có thể nói, hai ngành này đều HOT ở thời điểm hiện tại, chỉ là các bạn hợp với ngành nào thôi. Hãy cùng phân biệt một số yếu tố khác nhau giữa hai ngành này để biết bản thân thuộc về hướng đi nào nhé!

Yếu tố/Ngành Điện công nghiệp Điện – Điện tử
Ứng dụng ở đâu? Tập trung cung cấp điện cho các ứng dụng công nghiệp và thương mại.

Liên quan đến thiết kế, cài đặt và bảo trì hệ thống điện trong môi trường công nghiệp như nhà máy sản xuất, xưởng sản xuất, và các công trình công nghiệp khác.

Bao gồm cả lĩnh vực điện tử cơ bản và ứng dụng điện tử trong các thiết bị điện tử và hệ thống.

Bao gồm thiết kế và phát triển các mạch điện tử, thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính, và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác.

Nhiệm vụ chính Cung cấp điện an toàn cho các quy trình sản xuất công nghiệp. Phát triển, thử nghiệm và sửa chữa các linh kiện và hệ thống điện tử.

Thường liên quan đến công nghệ số và việc xây dựng các thiết bị điện tử thông minh và hệ thống điều khiển tự động.

Ngành công nghiệp tiêu biểu
  • Sản xuất ô tô, năng lượng, dầu khí, thực phẩm và đồ uống
  • Công nghiệp chế biến
  • Công nghệ thông tin
  • Viễn thông
  • Y tế
  • Điện tử tiêu dùng

Điện công nghiệp VS Điện – Điện tử: Có thể kết hợp chung không?

Mặc dù có những điểm khác biệt nhưng Điện công nghiệp và Điện – Điện tử có thể cùng kết hợp trong các lĩnh vực như:

  1. Tự động hóa công nghiệp: Hai ngành này có thể hợp tác trong tự động hóa các quy trình sản xuất công nghiệp. Các hệ thống điều khiển tự động và PLC (Programmable Logic Controller) có thể sử dụng các linh kiện điện tử để điều khiển các thiết bị điện trong quy trình sản xuất.
  2. Sản xuất thiết bị điện tử: Các công ty sản xuất thiết bị điện tử thường sử dụng công nghệ điện tử để phát triển và sản xuất các sản phẩm điện tử. Điện công nghiệp có thể tham gia vào quá trình cung cấp năng lượng và điện cho các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử này.
  3. Bảo trì và sửa chữa: Khi bảo trì và sửa chữa các thiết bị công nghiệp, kỹ thuật viên điện công nghiệp có thể sử dụng kiến thức về điện – điện tử để xác định và sửa lỗi trong hệ thống.
  4. IoT và thiết bị kết nối: Internet of Things (IoT) và các thiết bị kết nối sử dụng kỹ thuật điện tử để thu thập dữ liệu và tương tác với môi trường. Điện công nghiệp có thể sử dụng dữ liệu từ các thiết bị này để tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo trì hệ thống.
  5. Năng lượng và tiết kiệm năng lượng: Công nghệ điện tử có thể được ứng dụng trong điện công nghiệp để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và giảm thiểu tổn thất.

Học ở đâu để có tương lai rộng mở?

Trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển về công nghiệp, công nghệ thông tin, hai ngành này có lẽ không còn xa lạ và được giảng dạy, đào tạo. Với Việt Nam, dù chỉ là nước đang phát triển, nhưng hai ngành này cũng đã đang được đưa vào các cơ sở giáo dục, ĐH, CĐ, trong đó có trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá .

Tại FPT Mạng cá cược bóng đá , sinh viên chuyên ngành Điện công nghiệpĐiện – Điện tử sẽ được học các kiến thức chuyên sâu để có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng và bảo trì các thiết bị điện – điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện cho các xưởng sản xuất, nhà máy, công ty,…

Sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá thiết kế tủ điện điều khiển hệ thống

Chỉ trong 2 năm học (6 học kỳ liên tục), sinh viên không chỉ được học trên giảng đường mà còn được nâng cao kỹ năng chuyên ngành tại các dự án bài tập cuối môn, Xưởng thực hành, làm việc cùng doanh nghiệp ngay tại trường với các dự án điện – điện tử, thiết kế mạch điện, v.v. Đây cũng là cơ hội để các bạn tiếp xúc, cọ xát trước khi thực tập và ra trường.

Sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá cùng giảng viên tham gia dự án Happy Light – lắp điện chiếu sáng cho bà con vùng núi Bắc Sơn- Lạng Sơn

Với phương châm “Học nhanh – Làm sớm”, tại FPT Mạng cá cược bóng đá , sinh viên sẽ được đào tạo về mọi mặt, từ chuyên ngành cho tới kỹ năng mềm để có thể hòa nhập được môi trường làm việc của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do sinh viên nhà Ong thường được các công ty, tập đoàn đánh giá cao dù mới chỉ thực tập hay mới ra trường.

Điện công nghiệp
Sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá tham gia bảo dưỡng thiết bị điện tại phòng học

Các bạn đã tìm được ngành nghề phù hợp với bản thân chưa? Dù là ngành học gì, chúc các bạn sẽ thành công với lựa chọn của mình nhé!

Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023