UX Design là gì? Tại sao UX Design lại quan trọng trong Digital Marketing? Có thể học UX Design từ đâu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Mục lục
UX Design là gì?
UX Design (User Experience Design) là quá trình thiết kế với mục đích tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trong khi tương tác vớ sản phẩm, ứng dụng hoặc dịch vụ. UX Design có mục tiêu chính là đảm bảo cho người dùng có trải nghiệm thoải mái, dễ sử dụng và thỏa mãn khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
UX Design gồm những gì?
Research (Nghiên cứu)
Nghiên cứu trong UX Design là một khía cạnh quan trọng để hiểu rõ hơn về người dùng, nhu cầu của họ và cách họ tương tương tác với sản phẩm hay dịch vụ. Research đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược thiết kế cũng như đảm bảo cho sản phẩm cuối cùng sẽ đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mong đợi của người dùng.
Trong quá trình nghiên cứu UX, người thiết kế thường thực hiện các hoạt động như thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và trực tiếp tương tác với người dùng để thu thập thông tin cần thiết. Điều này có thể bao gồm việc cả việc tiến các hành cuộc phỏng vấn, khảo sát, quan sát người dùng trong môi trường thực tế, hoặc thậm chí thử nghiệm sản phẩm với nhóm người dùng để thu thập phản hồi trực tiếp.
Strategy (Chiến lược)
Để có một chiến lược UX không thất bại, những người thiết kế thường phải xem xét tổng quát toàn bộ mục tiêu kinh doanh, nhu cầu của người dùng, bối cảnh thị trường để định hình hướng đi tổng thể. Quá trình thực hiện sẽ bao gồm gồm việc xác định đối tượng người dùng chính, hiểu rõ nhu cầu, mục tiêu của người dùng, từ đó xác định cách tương tác tốt nhất để đáp ứng những yêu cầu đó.
Chiến lược UX cũng liên quan đến việc lập kế hoạch cho quy trình thiết kế và phát triển. Điều này bao gồm việc xác định các giai đoạn và công việc cụ thể, gắn kết với các nguồn lực và thời gian cụ thể. Đồng thời, chiến lược cũng phải xem xét việc tích hợp phản hồi và cải tiến liên tục từ người dùng để đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu ngay lúc này mà còn phát triển theo thời gian.
Design (Thiết kế)
Thiết kế UX bao gồm việc xây dựng giao diện người dùng (UI) – nơi mà người dùng sẽ thấy và tương tác trực tiếp với sản phẩm. Các yếu tố như cách bố trí, màu sắc, kích thước, hình ảnh và biểu tượng được tích hợp để tạo ra một giao diện hợp lý và thú vị. Mục tiêu là làm cho giao diện dễ sử dụng, thân thiện với người dùng và phản ánh đúng thương hiệu và mục tiêu của sản phẩm.
Ngoài việc xây dựng giao diện, thiết kế cũng liên quan đến việc tạo ra các luồng tương tác (interaction flows) – cách mà người dùng sẽ điều hướng và tương tác với sản phẩm. Điều này đảm bảo rằng trải nghiệm của họ là mượt mà và dễ dàng, từ khi họ bắt đầu sử dụng sản phẩm cho đến khi hoàn thành mục tiêu của họ.
Testing (Kiểm tra)
Thông qua việc kiểm tra, các vấn đề tiềm ẩn, lỗi tương tác và khả năng cải thiện có thể được xác định và giải quyết trước khi sản phẩm được triển khai hoặc phát hành.
Trong quá trình kiểm tra UX, designer thường thực hiện các hoạt động như thử nghiệm người dùng, kiểm tra chức năng và giao diện, và thu thập phản hồi từ người dùng thực tế. Thử nghiệm người dùng thường bao gồm yêu cầu người dùng thực hiện các tác vụ cụ thể trong sản phẩm và quan sát cách họ tương tác. Điều này giúp xác định những khó khăn mà người dùng có thể gặp phải và điều chỉnh thiết kế để trải nghiệm mượt mà hơn.
Implementation (Triển khai)
Triển khai trong UX Design thường bao gồm việc chuyển đổi thiết kế giao diện (UI design) thành các thành phần thực tế trong sản phẩm. Các yếu tố như đồ họa, hình ảnh, biểu đồ và các phần tử tương tác sẽ được tích hợp vào giao diện người dùng thực tế. Điều này đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác để đảm bảo rằng giao diện hoạt động chính xác và đáp ứng theo cách được thiết kế.
Triển khai cũng liên quan đến việc tích hợp các chức năng và tính năng đã thiết kế vào sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này bao gồm việc phát triển các mã, chương trình và cơ sở dữ liệu để đảm bảo rằng sản phẩm hoạt động như mong đợi. Ngoài ra, việc kiểm tra và giám sát trong giai đoạn triển khai cũng rất quan trọng để đảm bảo rằng không có lỗi nào xuất hiện trong quá trình chuyển đổi từ thiết kế sang sản phẩm hoàn chỉnh.
Evaluation (Đánh giá)
Đánh giá trong UX Design là giai đoạn quan trọng để xác định hiệu suất và đánh giá trải nghiệm thực tế của sản phẩm hoặc dịch vụ từ góc độ người dùng.
Trong giai đoạn đánh giá, người thiết kế thực hiện các hoạt động như:
- Thử nghiệm người dùng;
- Thu thập dữ liệu về sự sử dụng thực tế;
- Tiến hành đánh giá hậu sự kiện sau khi sản phẩm đã được triển khai
Thử nghiệm người dùng liên quan đến việc yêu cầu người dùng thực hiện các tác vụ cụ thể trong sản phẩm để xem liệu họ có gặp khó khăn hoặc vấn đề gì không. Phản hồi từ người dùng sau khi sản phẩm hoặc dịch vụ được triển khai cũng là một nguồn quý báu để đánh giá trải nghiệm thực tế.
Iteration (Lặp lại)
Quá trình lặp lại bắt đầu sau khi sản phẩm hoặc dịch vụ được triển khai. Thông qua việc thu thập phản hồi từ người dùng thực tế và theo dõi sự sử dụng, designer sẽ hiểu rõ hơn về những vấn đề mà người dùng có thể gặp phải, cách họ tương tác với sản phẩm và những điểm mạnh/cần cải thiện.
Dựa trên thông tin thu thập được, quá trình lặp lại bao gồm việc điều chỉnh thiết kế để giải quyết các vấn đề và cải thiện trải nghiệm người dùng. Điều này có thể bao gồm sự thay đổi trong giao diện người dùng, tối ưu hóa luồng tương tác, cải tiến chức năng hoặc thậm chí việc thay đổi chiến lược tổng thể.
Mục tiêu của quá trình lặp lại là đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ không bị lạc hướng và vẫn đáp ứng được yêu cầu và mong đợi của người dùng trong môi trường thực tế. Điều này đồng nghĩa với việc người thiết kế phải luôn mở lòng đón nhận phản hồi và thực hiện các điều chỉnh liên tục để sản phẩm luôn tối ưu.
Tại sao UX Design quan trọng với Digital Marketing?
Tạo ấn tượng tốt ban đầu
Trải nghiệm người dùng tốt ngay từ lần đầu tiếp xúc với sản phẩm hoặc trang web sẽ luôn tạo ra ấn tượng tích cực cho nhãn hàng, doanh nghiệp, từ đó tạo tiềm năng khuyến khích người dùng tiếp tục khám phá và tương tác thêm, tạo cơ hội cho chiến dịch các digital Marketing sản phẩm sau này thành công hơn.
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Một giao diện dễ sử dụng, tối ưu hóa giúp người dùng dễ dàng thực hiện các thao tác mong muốn như mua sắm, đăng ký, đặt hàng, điền thông tin liên hệ,… trên trang web. Điều này cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và hiệu suất chiến dịch quảng cáo.
Tăng tính tương tác
Trải nghiệm người dùng tốt thúc đẩy người dùng tích cực sử dụng trang web hoặc ứng dụng nhiều hơn. Khách hàng sẽ có có thể duyệt nhiều trang, xem nhiều sản phẩm hơn, thậm chí tương tác với nhiều nội dung cùng một lúc và tạo cơ hội để tăng sự tương tác và thúc đẩy hoạt động Digital Marketing.
Xây dựng lòng tin
Người dùng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và tiềm năng cao trở thành khách hàng bền vững, tiêu thụ, gắn bó với các sản phẩm sau này.
Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trả tiền
Một website tốt với trải nghiệm người dùng cao sẽ giúp người dùng cảm thấy thoải mái, không ức chế khi sử dụng, từ đó giúp giảm tỷ lệ thoát trang cũng như cải thiện chất lượng điểm số của trang đích trong các nền tảng quảng cáo. Khi đó, các chiến dịch quảng cáo trả tiền như Google Ads, Facebook Ads sẽ thành công hơn bởi tiềm năng quảng bá từ các nền tảng mạng xã hội là vô cùng lớn.
Độc đáo, dễ dàng đi trước đối thủ
Nếu như giữa 2 sản phẩm có tính tương đồng gần như tuyệt đối, UX của website nào xuất sắc hơn sẽ thu hút người dùng hơn website kia. UX Design sẽ tạo sự khác biệt cạnh tranh và tạo nên một điểm mạnh cho chiến dịch Digital Marketing.
Tóm lại, UX Design đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm tốt cho người dùng và tăng cường hiệu suất của chiến dịch Digital Marketing. Nó giúp tạo ra môi trường thuận lợi để người dùng tương tác, tham gia và trở thành khách hàng trung thành.
Sinh viên Digital Marketing làm thế nào để nắm vững kiến thức về UX Design?
Học nền tảng cơ bản từ tài liệu
Tri thức là sức mạnh. Mà tri thức thương bắt nguồn từ sách vở, tài liệu. Nếu bạn muốn làm chủ một kiến thức nào đó, hãy bắt đầu bằng việc đọc sách, bài viết, bài hướng dẫn trên nền tảng trực tuyến hướng dẫn về UX Design. Mặc dù việc mày mò, tự học sẽ gặp nhiều khó khăn khi gặp các câu hỏi khó, kiến thức phức tạp, nhưng nếu bạn kiên trì ngay từ bước đầu tiên, các tài liệu này sẽ giúp bạn hiểu được các nguyên tắc cơ bản và thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực này.
Tham gia khóa học
Có nhiều khóa học trực tuyến và offline về UX Design từ các trung tâm giáo dục hoặc nền tảng học trực tuyến như Coursera, Udemy, edX, và LinkedIn Learning. Đây đều là các nền tảng có sự tham gia giảng dạy đến từ các chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đang tìm kiếm. Thậm chí, bạn sẽ không cần phải trả tiền để tìm một khóa học trên Coursera. Bên cạnh đó, nếu học offline, bạn nên tìm hiểu kỹ càng trước khi tham gia khóa học, tránh gặp rủi ro về chất lượng sau này.
Tham khảo các dự án từ người khác và thực hành
Muốn thành công trong bất kì lĩnh vực nào thì ta cũng đều bắt đầu với vị trí “newbie”, chính vì thế, hãy xem xét các dự án hoặc sản phẩm đã được thiết kế bởi các chuyên gia UX Design thành công đi trước. Hãy phân tích cẩn thận cách họ tiếp cận, sử dụng nguyên tắc thiết kế và giải quyết các vấn đề người dùng. Bên cạnh đó, hãy thực hành nhiều hơn. Hãy tạo các dự án thực tế như tạo nguyên mẫu, thiết kế giao diện, hoặc thậm chí tạo một trang web hoặc ứng dụng. Dù là tham gia dự án nhỏ, bạn cũng có thể áp dụng kiến thức vào thực tế và phát triển kỹ năng nhanh chóng.
Học hỏi từ cộng đồng UX Design
Hãy tham gia các cộng đồng trực tuyến hoặc các diễn đàn về UX Design để thảo luận với những designer chuyên nghiệp khác cũng như học hỏi từ kinh nghiệm từ họ. Ngoài ra, hãy học cách sử dụng các công cụ thiết kế như Adobe XD, Sketch, Figma hoặc InVision. Thực hành với các công cụ này giúp bạn làm quen với việc tạo nguyên mẫu và thiết kế giao diện.
Lĩnh vực UX Design cũng là một mảng với sự phát triển liên tục. Bạn nên theo dõi các blog, trang tin tức và tài khoản mạng xã hội của các chuyên gia để cập nhật thông tin và xu hướng mới nhất của UX Design.
Thực hiện các dự án thực tế
Nếu có thể, hãy làm việc trong môi trường thực tế hoặc tham gia các dự án thực tế. Từ đây, bạn sẽ học được cách làm việc nhóm, giải quyết các thách thức thực tế và tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự cho người dùng.
Trong xã hội 4.0, con người ngày càng phụ thuộc vào công nghệ trong hầu hết các công việc thường ngày. Những công việc như làm việc, học tập, mua sắm hay giao tiếp giờ đây đều đã được chúng ta thực hiện trên các nền tảng mạng xã hội hay website.
Nắm bắt được điều đó, các phòng Marketing của các công ty, nhãn hàng hay doanh nghiệp đều đẩy mạnh thức đẩy tiếp thị trực tuyến hay còn gọi là Digital Marketing. Thậm chí, nhiều công ty tách hẳn bộ phận nhân sự chuyên phục trách mảng Digital Marketing. Với chi phí phân bổ của các công ty đa quốc gia như Pepsi, Electronic, Unilever… lên đến khoảng 30~40% ngân sách năm. Đón đầu xu hướng đó, trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá đã xây dựng chương trình đào tạo của chuyên ngành Digital Marketing với mong muốn cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu mà doanh nghiệp đề ra. Với phương châm “Thực học – Thực nghiệp”, sinh viên Digital Marketing tại FPT Mạng cá cược bóng đá sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về chuyên ngành như: Marketing, nghiên cứu thị trường, kinh tế thương mại dịch vụ, quảng cáo, vẽ và xử lý ảnh, xây dựng, quản trị website, Search Engine Marketing, Web and Mobile Marketing, SEO, Social Marketing… cùng các kỹ năng mềm và ngoại ngữ. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy “Project – based learning” cũng giúp sinh viên tiếp cận với cách học tập theo dự án. Tại đây, sinh viên sẽ được tiếp xúc với các doanh nghiệp và cho ra các sản phẩm sát với thực tiễn công việc sau này nhất có thể. Theo học tại FPT Mạng cá cược bóng đá sẽ một lựa chọn đáng cân nhắc cho bất kì ai có đam mê phát triển về lĩnh vực Digital Marketing! Hẹn gặp lại các bạn tại FPT Mạng cá cược bóng đá nhé! |
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá