Dù đối tượng người học là học sinh lớp 8 hay sinh viên tại một trường nghề thì việc khiến người học muốn tự thực hành hay tự học đều là thách thức. Tuy nhiên, giảng viên có thể thực hiện nhiều cách để giúp việc học tập của sinh viên trở nên vui vẻ, thú vị và cần thiết hơn. Trong bài viết này chúng ta sẽ được tham khảo những cách để tạo động lực cho sinh viên nhiều hơn để việc giảng dạy và học tập ngày càng được cải thiện hơn.
- Tạo môi trường thân thiện và tích cực
Vấn đề của những khó khăn này nằm ở chỗ sinh viên tiếp xúc với rất nhiều người cư xử như “giáo viên” trong cuộc đời họ. Tất cả mọi người đều luôn cố gắng để khuyến khích sinh viên, buộc các bạn phải suy nghĩ, phải học tập và biến sinh viên trở thành con người khiến cả thế giới phải tự hào. Do số lượng khuyến khích và ảnh hưởng quá choáng ngợp này mà sinh viên rất chật vật trong việc tìm kiếm cá tính thật của mình và trở nên tự động nghi ngờ khi có bất kì ai cố gắng tác động đến bản thân.
Khi đã nhận ra điều này, sinh viên có xu hướng học để đối phó với áp lực liên tục từ môi trường. Các bạn áp dụng một cơ chế quan trọng, đó là: “Em sẽ chỉ cho cô/thầy tạo được ảnh hưởng lên em nếu cô/thầy chứng minh rằng mình xứng đáng với điều đó.” Chính cơ chế này đảm bảo chỉ những người phù hợp mới có thể tạo ảnh hưởng đến sinh viên vào đúng thời điểm, và đây rõ ràng là một cách tốt để đạt được điều đó. Nó chỉ có vấn đề khi người có thể gây ảnh hưởng đến sinh viên lại là những người không tốt, người gieo mầm móng không bổ ích vào đầu của các bạn.
2. Tạo ấn tượng tích cực
Nếu bạn muốn tạo động lực cho sinh viên thì phải chứng minh được rằng giảng viên là người đáng để sinh viên lắng nghe. Các bạn có thể nghi ngờ chúng ta vào ngày đầu tiên, nhưng chúng ta có thể cố gắng cải thiện để chiếm được niềm tin cũng như sự tôn trọng của các bạn ấy. Để làm được điều này, giảng viên phải trở nên nổi bật trong mắt sinh viên. Quý thầy cô sẽ không thể làm được điều này nếu cứ bình thường không khác gì đám đông lắm. Thầy cô cần phải thật nổi bật, nắm bắt được sự chú ý của sinh viên và giữ lấy sự chú ý đó. Dưới đây là một số cách sẽ giúp tạo ấn tượng tốt đối với sinh viên:
- Bày tỏ rõ quan điểm của mình
Hãy có quan điểm của riêng mình và bày tỏ quan điểm đó ở một thời điểm thích hợp. Đừng nói nhiều quá và cũng đừng khăng khăng giữ ý kiến của mình. Thầy cô cần tạo ấn tượng là một người hiểu biết, thông minh và là người không ngại nói ra chính kiến của mình chứ không phải một người kiêu ngạo và chỉ biết đến bản thân.
- Hãy say mê những gì bạn đang dạy
Đôi mắt mở to cùng nụ cười lớn và sự nhiệt tình chân thành của bạn chắc chắn sẽ tạo nên hiệu quả rất lớn đối với học sinh. Ngay cả khi các em không hứng thú với môn học của bạn thì chính cách cư xử của bạn cũng có thể làm sinh viên thích thú. Bởi điều quan trọng nhất là vì bạn kiên trì thể hiện tình yêu của bạn đối với vấn đề nào đó, học sinh sẽ sớm nhận ra bạn là một con người chân thành.
- Cải thiện, chăm chút tác phong bên ngoài
Thầy cô cần tạo ấn tượng tốt, vì vậy hãy đảm bảo rằng chúng ta phải trông thật đẹp khi bước vào lớp. Hãy cố gắng ăn mặc đẹp hơn hay khác hơn một chút mỗi ngày, đây cũng là cách tạo ấn tượng tốt với sinh viên.
3. Ra những dự án khiến sinh viên phải sáng tạo
Hãy tạo ra một dự án tổng thể thật độc đáo và thú vị. Ví dụ, lớp học của thầy cô có thể tổ chức một vở kịch liên quan đến câu chuyện tiếng Anh nào đó để biểu diễn ở một sân khấu nhỏ của trường. Cả lớp có thể cùng xây dựng kịch bản, chia vai và tập luyện cùng nhau, sáng tạo nên một sản phẩm độc đáo mang hơi hướng cổ điển nhưng không kém phần hiện đại. Điểm mấu chốt của hoạt động này là ý tưởng phải khác biệt, thầy cô cần thực hiện hoạt động này trong giờ học hoặc trong một giờ nào đó ở trường (để tránh phải di chuyển nhiều hay tiêu tốn thời gian) và thầy cô cần đồng hành cùng cả lớp như một “Mentor” ở mỗi bước trong cả hoạt động này.
4. Có khiếu hài hước
Khi có khiếu hài hước, thầy cô sẽ dễ dàng thu hút sinh viên, làm cho tài liệu học trở nên sống động hơn và giúp các em kết nối với bạn tốt hơn. Vấn đề là, nếu thầy cô luôn luôn nghiêm túc thì học sinh sẽ thấy khó để quan tâm và thực sự kết nối với thầy cô. Giảng viên không cần phải làm một anh hề và lúc nào cũng đùa được nhưng nếu chúng ta tạo một môi trường học vui vẻ cho sinh viên, từ đó họ sẽ có động lực và thấy hứng thú hơn khi học.
5. Khuyến khích các cuộc thảo luận sôi nổi trong lớp
Nếu lúc nào thầy cô cũng giảng bài thì học sinh sẽ rất dễ mất tập trung. Nếu muốn sinh viên có hứng thú và sẵn sàng học tập thì chúng ta cần tạo điều kiện cho các buổi thảo luận có giá trị diễn ra trong lớp học. Hãy trực tiếp đặt câu hỏi cho mỗi sinh viên thay vì hỏi chung cả lớp và nhớ gọi tên từng sinh viên.
Thực tế là, không em nào muốn bị gọi khi không biết câu trả lời, và nếu biết chuyện này có thể xảy ra thì các em sẽ chuẩn bị sẵn câu trả lời khi học. Điều này khiến sinh viên cần phải tập trung vào bài học hơn. Điều này không chỉ khiến học sinh tích cực đọc tài liệu và chuẩn bị trước khi đến lớp hơn mà còn giúp sinh viên thấy hứng thú khi đến lớp vì cảm thấy ý kiến của mình có giá trị.
6. Biến sinh viên thành “chuyên gia” trong một vấn đề
Thầy cô sẽ ngạc nhiên khi thấy sinh viên có động lực đến thế nào nếu bạn yêu cầu các em thuyết trình về một đề tài theo nhóm hoặc cá nhân. Các em sẽ cảm thấy hứng thú và có trách nhiệm khi trở thành chuyên gia trong một vấn đề cụ thể, dù vấn đề đó là tiểu thuyết “Bắt trẻ đồng xanh” hay cấu trúc electron. Việc chuẩn bị cho các dự án hoặc các buổi thuyết trình mới lạ sẽ giúp học sinh thấy hứng thú hơn khi học.
Và đây cũng là một cách hay để làm mới chương trình học và tạo sự thú vị cho buổi học. Khi các em thuyết trình về một chủ đề cho trước thì các bạn cùng lớp cũng sẽ có hứng thú học hơn. Đôi khi sinh viên thấy chán khi bạn lúc nào giảng viên cũng đứng trước lớp, chính vì vậy khi các bạn cùng lớp đứng thuyết trình về một đề tài, các em sẽ cảm thấy mới mẻ hơn và hứng thú hơn.
7. Khuyến khích làm việc theo nhóm
Làm việc theo nhóm ở môi trường Cao đẳng, Đại học là một điều rất cần thiết. Qua đó sinh viên có cơ hội hiểu rõ nhau hơn, nhìn nhận tài liệu môn học theo một cái nhìn khác và có động lực để thành công. Khi làm việc một mình, sinh viên sẽ không cảm thấy áp lực cần phải thành công như khi làm việc cùng nhóm với những người khác mà trong đó mỗi người đều có một vai trò nhất định.
Làm việc theo nhóm cũng là một cách rất tốt để làm mới chương trình học và là cơ hội để sinh viên có một hoạt động khác biệt khi học. Giảng viên cũng có thể khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhóm. Một thử thách về ngữ pháp trên bảng, trò chơi đố vui theo nhóm về một chủ đề hay một hoạt động hoặc trò chơi nào khác mà mỗi nhóm đều cố giành chiến thắng thì chúng ta sẽ thấy rằng sinh viên sẽ có hứng thú tham gia và trả lời đúng khi thi đấu (miễn là cạnh tranh lành mạnh và không khiến sinh viên chán nản).
8. Đưa ra những lời nhận xét hữu ích
Nếu muốn tạo động lực cho sinh viên thì những lời nhận xét của thầy cô phải đầy đủ, rõ ràng và có ý nghĩa. Nếu sinh viên thấy được điểm mạnh và những điểm cần cải thiện của mình thì các em sẽ có nhiều động lực để học hơn so với việc chỉ nhận được một điểm số viết tay và một câu nhận xét không rõ ràng. Hãy dành thời gian để các em nhận thấy được rằng chúng ta thực sự quan tâm đến thành công của các em và mong muốn giúp các em tiến bộ. Nếu có thời gian, giảng viên có thể lên lịch cho các buổi hội ý với sinh viên để theo dõi kết quả học tập trong suốt khoá học của trò. Sự chú ý đến từng cá nhân này sẽ cho sinh viên thấy chúng ta thực sự quan tâm và chú ý đến việc học của các em.
9. Thay đổi không khí cho lớp học
Việc giảng bài có thể phù hợp với môn học của giảng viên, nhưng khi thầy cô càng thay đổi không khí lớp học thì sinh viên sẽ càng thấy hứng thú, cho dù dạy ở bất cứ cấp bậc nào thì đây là một yếu tố khá quan trọng mà sinh viên hay học sinh đều cần ở giáo viên của họ. Ví dụ, thầy cô có thể dành 10-15 phút để giảng “một đoạn kiến thức”, sau đó sẽ là bài tập nhóm minh hoạ cho kiến thức về khái niệm mà thầy cô vừa nêu. Tiếp đó, chúng ta có thể tạo ra một hoạt động trên bảng và để sinh viên trình bày một bài tập cộng điểm hoặc chiếu một video ngắn về bài học. Việc giữ cho lớp học sôi nổi sẽ giúp sinh viên có động lực và sẵn sàng học hơn.
Trên đây là một số cách để giảng viên có thể áp dụng vào việc giảng dạy để thúc đẩy việc học của sinh viên và giúp cho sinh viên ngày càng có nhiều động lực để đến trường hơn. Tôn trọng ranh giới và đừng tỏ ra là một “người bạn chứ không phải giảng viên”, đừng nên làm điều đó. Chúng ta vẫn là giảng viên, chỉ là một giảng viên thật giỏi và khác biệt mà thôi. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng chúng ta không thể khiến tất cả các sinh viên hiểu thành ý của mình. Với tư cách là một người hướng dẫn, hãy đảm bảo rằng sinh viên hiểu chúng ta chỉ muốn tạo động lực để các em trở thành những công dân có ích mà thôi!
Giảng viên: Lâm Thị Ngọc Trang
Bộ môn Cơ bản
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Cần Thơ