“Tuyệt Sắc Làng Nghề” – Bộ lịch ca ngợi bản sắc dân tộc nước nhà cực “chất” của sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá Cần Thơ

13:41 28/11/2023

Mỗi miền quê, dân tộc ở Việt Nam đều sở hữu cho mình những dấu ấn rất riêng. Một trong những điều khiến cho đất nước ta luôn đậm đà bản sắc dân tộc đó chính là vẻ đẹp của những làng nghề truyền thống. Và với khả năng khéo léo của mình, Thái Võ Khắc Huy – sinh viên trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Cần Thơ đã sáng tạo nên bộ lịch “Tuyệt Sắc Làng Nghề” để ca ngợi nét độc đáo của văn hóa quê hương.

Bộ lịch “Tuyệt Sắc Làng Nghề” – sản phẩm của sinh viên Thái Võ Khắc Huy – FPT Mạng cá cược bóng đá Cần Thơ

Dưới góc nhìn đầy sáng tạo, bạn Khắc Huy đã mang đến không chỉ là văn hóa mà còn là sự biến tấu đầy khéo léo khi lồng ghép thêm hình ảnh con rồng vào từng nhân vật, cùng cách phối màu ấn tượng góp phần bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước cũng như các giá trị truyền thống tốt đẹp. Bộ lịch “Tuyệt Sắc Làng Nghề” dệt nên một đất nước xinh đẹp với những làng nghề tưởng chừng đơn sơ nhưng lại mang đậm đà bản sắc, là cái nôi nuôi dưỡng biết bao tâm hồn.

Đầu tiên, chúng ta cùng ghé qua Hà Đông – Hà Nội, để cùng khám phá Làng Lụa Vạn Phúc, một làng nghề truyền thống, là niềm tự hào của người dân Hà Thành, kết tinh của chu trình trồng dâu – nuôi tằm – kết kén –  dệt lụa đầy công phu và khéo léo của người dân nơi đây. Từ những chiếc kém tằm nhỏ bé, bằng sự khéo léo, kỳ công, người ta dệt thành những dãy lụa mềm mại.

Nghề rèn ở Hà Giang không chỉ mang tính nghệ thuật cao mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân địa phương. Các sản phẩm rèn được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp và chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng nông dân trong công việc hàng ngày.

Đến làng nghề rèn ở Hà Giang, du khách có thể tìm hiểu về quy trình sản xuất và kỹ thuật rèn truyền thống, tham quan các cửa hàng và gặp gỡ các nghệ nhân rèn tài ba. Đây cũng là cơ hội để khám phá văn hóa và truyền thống dân tộc đa dạng của khu vực và tìm hiểu sự đóng góp của nghề rèn trong đời sống cộng đồng.

Làng rối nước Thanh Hải, nằm ở xã Thanh Hải, huyện Thanh Trì, Hà Nội, làng rối nước Thanh Hải đã tồn tại và phát triển từ hàng trăm năm qua. Nghệ thuật rối nước là một hình thức biểu diễn truyền thống của người Việt, nơi các diễn viên sử dụng rối nước trong một bể nước để thực hiện các màn kịch và trình diễn các nhân vật. Làng rối nước Thanh Hải nổi tiếng với sự điêu luyện và tài năng của các nghệ nhân địa phương.

Các rối nước được tạo ra từ tre hoặc gỗ, được chế tác và điêu khắc thành các nhân vật và vật cảnh. Người diễn viên đứng sau màn và sử dụng các que và dây để điều khiển các rối trong nước. Nước làm cho các rối trông như đang di chuyển trên mặt nước, tạo ra hiệu ứng thú vị cho khán giả.

Trong các buổi biểu diễn rối nước, các diễn viên thường kể các câu chuyện truyền thống và trình diễn các màn kịch dựa trên lịch sử, văn hóa và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Âm nhạc truyền thống, hát và nhạc cụ cũng được sử dụng để tạo ra không khí sống động và hấp dẫn. Bên cạnh đó, làng rối nước Thanh Hải cũng là một di sản văn hóa quý giá của Việt Nam, góp phần trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống, đồng thời là một điểm đến hấp dẫn cho du khách quốc tế và trong nước.

Đồng bào dân tộc Cao Lan ở bản Khe Nghè, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam còn bảo tồn được nhiều nét văn hóa đặc trưng và mang đậm truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm.

Những nghệ nhân trong bản được mời đến để dạy nghề và truyền kinh nghiệm cho lớp trẻ, nhiều chị em phụ nữ trong bản đã rất hào hứng tham gia khôi phục lại nghề dệt truyền thống của dân tộc mình. Trải qua thời gian cùng với tập quán du canh, du cư, sự cầu kỳ và phức tạp, nguyên liệu khó tìm, nên nghề dệt thổ cẩm của đồng bào đã có thời kỳ dài bị chìm trong quên lãng. Song, bằng tâm huyết, sự trân trọng những vốn quý, bản sắc của dân tộc, đồng bào nơi đây đã nhọc công tìm cách khôi phục nghề truyền thống của cha ông.

Làng nghề mộc Thái Yên, với nghề mộc truyền thống và là nơi tập trung của các nghệ nhân làm đồ gỗ tài hoa. Các nghệ nhân trong làng đã thạo công nghệ chế tác và điêu khắc gỗ, từ những chi tiết nhỏ nhất cho đến những tác phẩm đồ gỗ lớn hơn. Nghệ nhân trong làng Mộc Thái Yên không chỉ làm việc với tay nghề cao, mà còn có khả năng sáng tạo và thể hiện tính nghệ thuật trong từng chi tiết của tác phẩm. Những họa tiết trang trí được điêu khắc tinh xảo và tỉ mỉ, mang theo những giá trị văn hóa và truyền thống của địa phương.

Tại ngôi làng nằm tại khu vực Nam Ô, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam, nổi tiếng với việc sản xuất nước mắm truyền thống, mang đậm nét văn hóa và truyền thống của người dân địa phương. Làng nghề nước mắm Nam Ô đã tồn tại và phát triển từ hàng trăm năm qua. Người dân trong làng đã truyền lại kỹ thuật sản xuất nước mắm từ đời này sang đời khác, tạo nên một nghề truyền thống độc đáo và đặc biệt.

Quá trình sản xuất nước mắm Nam Ô bắt đầu bằng việc lựa chọn cá tươi ngon và chất lượng cao từ biển. Nước mắm Nam Ô có hương vị đặc trưng, là sự kết hợp hài hòa giữa mặn và ngọt, và được đánh giá là một trong những loại nước mắm ngon nhất Việt Nam. Nước mắm Nam Ô không chỉ là một nguyên liệu quan trọng trong ẩm thực địa phương mà còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn truyền thống và hiện đại.

Làng Mỹ Trạch (Ninh Hà, Ninh Hòa) có nghề dệt chiếu từ lâu đời. Chiếu Mỹ Trạch có tiếng không chỉ do đặc tính của cây cói nơi đây (bền, tốt) mà còn kết tinh từ kinh nghiệm, kỹ thuật dệt và cả tấm lòng người thợ.

Chiếu Mỹ Trạch có 2 loại: chiếu carô (chiếu hoa, chiếu đặt) và chiếu hàng (dệt thưa hơn). Nếu đem so sánh cùng một chủng loại, kích cỡ, một đôi chiếu do nơi khác sản xuất chỉ sử dụng được 6 tháng, thì chiếu Mỹ Trạch có thời gian sử dụng gấp đôi do được làm từ cây cói sống trong nước chà hai. Chính điều kiện đó đã làm cho sợi chiếu Mỹ Trạch săn chắc so với sợi cói nơi khác.

Ghé thăm đồng muối Sa Huỳnh có tuổi đời hơn 100 năm ở Quảng Ngãi, nằm giữa miền Trung nắng gió, đồng muối Sa Huỳnh là vùng cho cho ra từng hạt muối mang dấu ấn của hơn một thế kỷ. Khi du lịch Quảng Ngãi, với mỗi bước chân dạo bước quanh đây, bạn sẽ đắm chìm trong hương muối mặn mà, hòa mình trong câu chuyện lịch sử ẩn chứa dưới những lớp tinh túy mặn mà của đất trời. Khoác lên mình vẻ đẹp bất tận qua thời gian, đồng muối Sa Huỳnh là nơi cho du khách ngắm nhìn cánh đồng muối trải dài, sắc màu trắng xóa tuyệt đẹp và cảm nhận tinh hoa của làng nghề dân gian tại đây.

Làng nghề bánh Pía Vũng Thơm, biểu tượng cho văn hóa ẩm thực Sóc Trăng. Nhắc đến Sóc Trăng có lẽ bạn sẽ nhớ đến những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như Chùa Quan Âm Linh Ứng hay các di tích lịch sử cách mạng như Khu căn cứ Tỉnh ủy. Thế nhưng, nơi đây còn có một điểm đến vô cùng thú vị giúp bạn tìm hiểu về cách để làm ra một món ăn nổi tiếng và là biểu tượng của Sóc Trăng, đó chính là Làng nghề bánh Pía Vũng Thơm.

Bánh Pía nơi đây được nhiều người yêu thích nhờ vào hương vị độc đáo mà không món nào thay thế được. Đó là vị thơm ngọt, bùi béo nhưng không hề ngán đến từ nhân bánh kết hợp cùng sự mềm dẻo, mịn màng của lớp vỏ bên ngoài. Bánh Pía ngon nhất khi được thưởng thức với trà, vì vị đắng sẽ giúp độ ngon của món ăn được tăng lên. Điều đặc biệt nhất của bánh Pía Vũng Thơm nói riêng và Sóc Trăng nói chung là đều không sử dụng hương liệu mà được tạo nên từ những hạt đậu xanh, trái sầu riêng ngon nhất.

Nghề chằm nón lá ở ấp Thới Tân A, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Không ai nhớ rõ xuất hiện từ năm nào và tổ nghề là ai. Tuy nhiên, theo những người làm nghề lớn tuổi ở đây cho biết, nghề này có khoảng trên 70 năm, hiện nay đã thành lập được Nghiệp đoàn chằm nón lá với trên 36 hộ sống với nghề.

Khác với miền Trung làm nón Bài thơ bằng lá buông và dây thao, người dân ở ấp Thới Tân A cũng như các vùng khác ở Nam bộ chọn loại lá mật cật và cây trúc làm nguyên liệu chính để làm nón. Lá mật cật là lọai cây có lá xòe rộng như lá cọ, mọc nhiều ở Tây Ninh, Phú Quốc, Cà Mau,…Thân cây nhỏ và thấp, mọc thành từng đám hoặc bụi, hai bên cọng của tàu lá đầy gai nhọn.

Lai Vung quả là vùng đất của những món ngon vật lạ, nếu như quýt Lai Vung được xem là một trong những loại trái cây nổi tiếng nhất của miền tây thì nem Lai Vung là một món ăn chơi độc đáo và nổi tiếng không kém. Hương vị thơm ngon, hấp dẫn của nem Lai Vung mang đến cho du khách cảm giác ngon miệng hơn trong hành trình khám phá miền tây của mình.

“Lai Vung là xứ lạ lùng. Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”. Lai Vung là một huyện của tỉnh Đồng Tháp rất nổi tiếng mới món nem chua. Đây là một trong những đặc sản hấp dẫn nhất của du lịch miền tây. Theo những người làm nem ở đây kể lại thì vài chục năm về trước, bà Tư Mặn và ông La Văn An chính là người làm nem đầu tiên ở vùng đất này. Ban đầu nem Lai Vung được làm để cúng trong các dịp giỗ chạp, lễ tết.

Sau này người dân thấy dễ làm và cũng đơn giản nên quyết định học để bán. Thời điểm 1980-1990 có thể xem là cực thịnh của nem Lai Vung trên các bến phà ở Mỹ Thuận hay dọc theo quốc lộ 1 – địa phận của huyện Cái Bè thì thấy chỗ nào cũng bày bán nem Lai Vung. Tiếng lành đồn xa, nem Lai Vung ngày càng trở nên nổi tiếng ở khắp các tỉnh thành khu vực miền Nam.

Nghề nắn nồi đất là một nghề đặc trưng ở vùng sông nước. Nghề này có xuất xứ ở Hòn Đất, Kiên Giang từ cuối thập niên 1920. Tương truyền vị tổ nghề là một người Khmer, sau này người Việt đã học làm theo và duy trì nghề đến ngày nay. Nghề nắn nồi đất đòi hỏi phải có sức khỏe và sự khéo léo của nghệ nhân. Sản phẩm làm ra không chỉ có nồi đất (hay còn gọi là om, ơ) mà còn có các vật dụng nhà bếp khác như cà ràng (một loại bếp lò), xoong, chảo…

Chính vì những nét đặc trưng không nơi nào khác có được, đề tài của bộ lịch năm 2024 được thiết kế với ý tưởng dựa trên những làng nghề truyền thống trên khắp 3 miền nhằm quảng bá sâu rộng hơn về những làng nghề của nước Việt ta, giúp mọi người hiểu rõ hơn về những làng nghề tuy trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nhưng những làng nghề này vẫn luôn tồn tại, phát triển, và vẫn luôn giữ mãi những nét văn hóa truyền thống in sâu trong đất Việt.

Bộ môn Thiết kế Đồ họa
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Cần Thơ

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023