Gợi ý một số hoạt động gặp mặt đầu khóa giữa giảng viên và sinh viên

18:34 21/09/2023

Để môi trường học tập thêm thân thiện, giảng viên và sinh viên trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Cần Thơ cần có những hoạt động gặp mặt đầu khóa, làm quen để hiểu nhau hơn. Nếu chưa có những ý tưởng về các chương trình, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thông thường, buổi gặp mặt đầu tiên của một khóa học sẽ được diễn ra theo hình thức khá đơn giản và quen thuộc với các nội dung chính chỉ xoay quanh việc giới thiệu, làm quen ngắn gọn, sau đó là phổ biến nội dung khóa học, các hình thức đánh giá, kiểm tra… Nếu giảng viên chỉ đi qua các nội dung trên theo hình thức truyền thống (giảng giải) thì sẽ khó tạo được sự kết nối với tất cả các thành viên trong lớp.

Thay vào đó, các giảng viên nên tổ chức thêm nhiều hoạt động để tăng thêm không khí hoạt náo, gắn kết cho lớp mình trong buổi học đầu tiên, nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ những nội dung cần truyền tải. Các hoạt động này còn giúp sinh viên thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh, và tìm ra được những người bạn đồng hành phù hợp cho nhóm học tập của mình trong khóa học.

  1. “Mysterious Characters – Ký tự bí ẩn”

Trong hoạt động này, giảng viên sẽ tạo một trang Jamboard hoặc Mural có hình ảnh của bản thân cùng với các con số, ký tự liên quan đến mình. Giảng viên mời cả lớp join vào và cùng đoán xem ý nghĩa, câu chuyện gì đằng sau ký tự bí ẩn đó bằng cách dán những nhãn dán (guessing notes) vào ô tròn của mỗi ký tự bí ẩn.

Sinh viên để lại các guessing notes trong hoạt động Ký tự bí ẩn

Sau khi lớp đã dán xong những guessing notes vào các ô ký tự, giảng viên sẽ mời vài bạn giải thích lý do, những dấu hiệu… Cuối cùng, giảng viên sẽ chốt lại ý nghĩa các ký tự như một lời giới thiệu của bản thân với lớp.

  1. Làm quen “theo mùa”

Tại FTP Ploytechnic, mỗi học kỳ sẽ mang tên gọi của một mùa trong năm. Giảng viên có thể tận dụng điểm đặc biệt này để đặt tên hoạt động theo mùa. “Mùa nào thức nấy”, gặp nhau vào mùa nào, ta đặt tên hoạt động theo mùa đấy. Ví dụ như, ta có thể đặt là “Hello Autumn – Làm quen mùa thu” hay “Hello Winter – Gặp nhau mùa đông”…

Giảng viên cung cấp cho sinh viên một list các câu hỏi về tên, ngành học, sở thích, mong muốn khi tham gia khóa học này… Mỗi sinh viên sẽ được phát một que kem gỗ (popsicle stick) cùng màu vẽ để viết tên mình, và một mẩu giấy để trả lời các câu hỏi.

Các mẫu câu cho sinh viên thực hành giới thiệu và làm quen bằng tiếng Anh

Giảng viên hướng dẫn, làm mẫu. Sinh viên sẽ có vài phút tự chuẩn bị bằng tiếng Anh. Sau đó, giảng viên cho cả lớp đứng dậy và di chuyển vòng quanh lớp học, sử dụng tiếng Anh để trò chuyện ngẫu nhiên với các bạn trong lớp. Trong lúc đó, giảng viên ghé các cặp/nhóm để quan sát và điều phối, đồng thời thu lại que gỗ của sinh viên. Sau một khoảng thời gian, giảng viên cho sinh viên bắt nhóm và ngồi theo nhóm đã chọn. Bốc ngẫu nhiên một vài que gỗ ghi danh và mời sinh viên có tên lên trước lớp giới thiệu.

Popsicle sticks đã được sinh viên viết tên và trang trí

Hoạt động này giúp giảng viên nắm sơ lược về năng lực tiếng Anh của sinh viên lớp mình và đảm bảo được sự tham gia của toàn bộ sinh viên trong việc sử dụng tiếng Anh để giới thiệu và làm quen.

  1. “Tree of expectations – Cây kỳ vọng”

Khi sinh viên đã tìm được những đồng đội của mình, giảng viên giới thiệu “Cây kỳ vọng”: Phần rễ cây là đại diện cho các kỹ năng, thái độ và hành vi… mà các thành viên có, đóng góp cho đội nhóm; Phần thân cây là các nguyên tắc làm việc cùng nhau; Phần tán lá là những kết quả mong muốn đạt được sau khóa học.

Cây Kỳ vọng – Tree of expectations

Hoạt động này giúp sinh viên suy ngẫm về những gì mình thực sự mong muốn đạt được trong khóa học và cũng như những điều mình có thể mang lại cho tập thể. Để từ đó, có thể điều chỉnh cách hoạt động và học tập cho phù hợp, nhằm cùng nhau phát triển và đạt được điều mong muốn.

Giảng viên mời các nhóm cùng thảo luận và dán ý kiến của nhóm mình vào từng phần của Cây kỳ vọng. Sau đó tổng kết các ý tưởng và chốt lại ý nghĩa của hoạt động.

  1. “Cùng nhau về đích”

Sau khi đã giới thiệu sơ lược về khóa học và các nội dung cần chú ý, giảng viên có thể cho sinh viên làm việc theo nhóm, cùng tìm hiểu syllabus của môn học. Sau một khoảng thời gian, giảng viên cho các nhóm thi đấu với nhau bằng Kahoot hay Ring the Bell, trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung khóa học đã được giới thiệu và tìm hiểu.

Hoạt động này giúp sinh viên củng cố kiến thức căn bản về các nội dung sẽ học, các yêu cầu cần đạt, phương thức kiểm tra, đánh giá… Đồng thời, tạo cho sinh viên cơ hội để cạnh tranh lành mạnh, nâng cao tinh thần đội nhóm, đáp ứng đúng tinh thần của “Cây kỳ vọng” mới vừa đặt ra.

Hy vọng những hoạt động vừa đề cập có thể giúp các thầy cô có thêm ý tưởng, cảm hứng cho việc xây dựng kế hoạch bài giảng của mình trong buổi gặp đầu tiên hoặc cho các tiết học khác, sao cho vừa đủ nội dung, mà cũng vừa thú vị, gắn kết!

Giảng viên Phạm Trúc Khuê
Bộ môn Cơ bản
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Cần Thơ

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023