Hàm if kết hợp với hàm and/or trong Excel

14:48 22/11/2023

Hàm IF là hàm điều kiện trọng Excel, được sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với rất nhiều hàm khác để gán nhiều điều kiện. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu việc kết hợp với hàm and/or trong Excel nhé! 

Hàm AND

Cú pháp: AND(logical1, logical2, …). Trong đó: logical1, logical2, … là các biểu thức logic hay biểu thức điều kiện.

Chức năng: Hàm AND xác định xem liệu tất cả các điều kiện trong một kiểm tra có là TRUE hay không. Hàm AND sẽ trả về kết quả là TRUE nếu tất cả các đối số của hàm thỏa mãn đúng và trả về kết quả là FALSE nếu có ít nhất một đối số của hàm là sai.

Ví dụ: Điều kiện được học bổng là sinh viên có xếp loại Giỏi và đạt hạnh kiểm tốt thì được học bổng. Để kiểm tra xem sinh viên có đạt học bổng không? Ta sử dụng hàm AND xem sinh viên có thỏa mãn cả 2 điều kiện: xếp loại giỏi và hạnh kiểm tốt.

Kết quả

Hàm OR

Cú pháp: OR (logical1, logical2, …). Trong đó: logical1, logical2, … là các biểu thức logic hay biểu thức điều kiện.

Chức năng: Hàm OR xác định xem liệu các điều kiện trong một kiểm tra có là TRUE hay không. Hàm OR sẽ trả về kết quả là TRUE nếu có bất kỳ 1 đối số của hàm thỏa mãn đúng và trả về kết quả là FALSE nếu tất cả đối số của hàm là sai.

Ví dụ: Điều kiện được thưởng: Sinh viên có xếp loại Giỏi hoặc Sinh viên đạt hạnh kiểm tốt thì được thưởng. Để kiểm tra xem sinh viên có được thưởng không? Ta sử dụng hàm OR để kiểm tra:

Hàm If

Cú pháp: IF (điều kiện, giá trị 1, giá trị 2)

Chức năng: Nếu như “điều kiện” đúng thì kết quả hàm trả về là “giá trị 1”, ngược lại trả về “giá trị 2”. 

Ví dụ 1: Nếu trẻ em dưới 6 tuổi được miễn vé khi đi xe bus. = IF(Tuổi <6, “Miễn vé”, “Không được miễn vé”)

Ví dụ 2: Nếu tổng số công >100 thì được thưởng, còn lại không thưởng gì. 

Kết quả:

Để trình bày đỡ rối thì thông thường chỉ những nhân viên được thưởng thì mới điền, còn những nhân viên không được thưởng thì không điền. Ta dùng chuỗi rỗng (“”) thay cho “Không thưởng gì”. 

Kết quả là: 

Ngoài ra có thể gặp câu hỏi: Nếu tổng số công >100 thì được thưởng 1000000, còn lại không thưởng gì. Chỉ những nhân viên được thưởng mới điền vào cột này.

Kết quả

Hàm If kết hợp hàm AND

Với cú pháp của hàm IF (điều kiện, giá trị 1, giá trị 2) thì trong phần điều_kiện ta có thể bổ sung hàm AND để có thể thỏa mãn nhiều điều kiện.

Cú pháp IF (AND (điều kiện1, điều kiện2, …), giá trị 1, giá trị 2)

Ví dụ: Nếu xếp loại giỏi và hạnh kiểm tốt thì được học bổng. Còn lại không được gì. Như vậy để đạt học bổng phải thỏa mãn 2 điều kiện: xếp loại giỏi và hạnh kiểm tốt. Trong phần điều kiện ta dùng hàm AND.

Hàm If kết hợp hàm OR

Với cú pháp của hàm IF (điều kiện, giá trị 1, giá trị 2) thì trong phần điều_kiện ta có thể bổ sung hàm OR để chỉ cần thỏa mãn 1 trong các điều kiện. Cú pháp IF (OR (điều kiện1, điều kiện2, …), giá trị 1, giá trị 2)

Ví dụ: Nếu xếp loại giỏi hoặc hạnh kiểm tốt thì được thưởng. Chỉ những học sinh được thưởng mới điền vào cột này. Như vậy học sinh chỉ cần thỏa mãn 1 trong hai điều kiện: xếp loại giỏi hoặc hạnh kiểm tốt là được thưởng => dùng hàm OR.  OR(điều kiện1, điều kiện 2).

Vì chỉ những học sinh được thưởng mới điền vào cột này. Nên trong phần giá trị sai (giá trị 2) của hàm If ta để giá trị rỗng (“”).

Bài viết đã hướng dẫn cho bạn cách kết hợp hàm If với hàm AND/OR. Hy vọng rằng các kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Để thành thạo excel hơn, bạn nên tìm hiểu các hàm liên quan: các hàm thống kê nâng cao Countif, countifs, sumif, sumifs….

Giảng viên Nguyễn Thị Hồng Hà
Bộ môn Ứng dụng phần mềm
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023