Vừa qua, tại trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Đà Nẵng đã diễn ra cuộc thi “Beehive Startup Challenge 2023” trong không khí vui tươi, náo nhiệt, ghi nhận nhiều dự án khởi nghiệp ấn tượng của các bạn sinh viên.
Với chủ đề “Buzzing ideas – Blossoming success” (Bật vang Ý tưởng – Bừng sáng thành công), “Beehive Startup Challenge 2023” nhận về hơn 40 ý tưởng tham gia, các ý tưởng đều ấn tượng và thực tế, khiến BGK đều bất ngờ trước tư duy của các bạn. Với tổng giải thưởng lên đến hơn 7 triệu đồng, cuộc thi lại càng chứng tỏ sức nóng hơn bao giờ hết.
Thế nhưng, sức lan tỏa của “Beehive Startup Challenge 2023” không đơn thuần chỉ dừng lại ở đó, hơn “45 ngày truyền cảm hứng” còn là sự khẳng định chắc chắn với cộng đồng sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng rằng: “Khởi nghiệp là một cuộc hành trình đầy thử thách, nhưng bạn hoàn toàn không đơn độc!”
Tạo nền tảng cho một môi trường khởi nghiệp bền vững
Được biết, “Beehive Starup Challenge” là cuộc thi sinh viên khởi nghiệp lần đầu tiên được tổ chức tại FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng do Bộ môn Quản trị Kinh doanh và bộ môn Công nghệ Thông tin phối hợp tổ chức. Ý nghĩa cái tên này khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng đến tổ ong vàng như tượng trưng cho sự hợp tác, kết nối và sáng tạo của cộng đồng khởi nghiệp của sinh viên trường.
“Beehive Starup Challenge” bao gồm 3 vòng thi:
- “Pollen Collection” – Vòng sơ loại
Tên vòng thi này mang ý nghĩa việc thu thập phấn hoa của con ong để sản xuất mật ong. Tương tự, các thí sinh sẽ phải thu thập những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo và tiềm năng nhất nhằm sản xuất ra một sản phẩm hay dịch vụ mới.
- “Honeycomb Building” – Vòng bán kết
Tên vòng thi này mang ý nghĩa việc xây dựng tổ ong để chứa mật ong. Tương tự, các thí sinh sẽ phải xây dựng mô hình kinh doanh và chiến lược khởi nghiệp của mình để sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ mới.
- “Queen Bee Pitch” – Vòng chung kết
Tên vòng thi có ý nghĩa là ong chúa, người đứng đầu trong tổ ong, quyết định chính trong việc tạo ra và phân phối mật ong. Tương tự, các thí sinh sẽ phải trình bày ý tưởng khởi nghiệp của mình trước BGK chuyên nghiệp và được đánh giá tiềm năng mô hình khởi nghiệp của mình để chiếm lấy cơ hội thực hiện và phát triển dự án.
Cuộc thi vinh dự có sự góp mặt của các vị BGK:
- Mr. Nguyễn Đình An – Giám đốc trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Đà Nẵng, Chuyên gia tư vấn và kết nối doanh nghiệp tạo một hệ sinh thái khởi nghiệp cho sinh viên;
- Mr. Lý Đình Quân – Tổng Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Khởi nghiệp Sông Hàn, Phó chủ tịch Hội đồng cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Chuyên gia tư vấn, đào tạo, ươm tạo, tăng tốc cho hàng trăm doanh nghiệp, startup ở các lĩnh vực;
- Ms. Lê Thị Cẩm Trinh – Seller Manager Công ty TNHH Selly, Co-Founder của Umbalena, Nhà sáng lập app Umbalena (ứng dụng đọc sách dành cho trẻ em Việt Nam từ 2 đến 6 tuổi) – Dự án xuất sắc đạt giải Tiên phong tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức;
- Mr. Phạm Đức Linh – Founder/CEO Công ty Ecomdy Media, Co-Founder của Ylinkee – Startup công nghệ tại Đà Nẵng, Chuyên gia trong lĩnh vực marketing với hơn 10 năm kinh nghiệm.
“Để tạo môi trường khởi nghiệp trong sinh viên, tinh thần và ý tưởng thôi là chưa đủ, các bạn cần nhiều hơn như thế. Vì vậy, tham vọng của Bộ môn khi kiến tạo nên Beehive Startup Challenge không dừng lại ở một cuộc thi mà sẽ còn tiếp tục phát triển thành một khu vườn ươm tạo, nơi sinh viên có thể áp dụng những kiến thức tích lũy để giải quyết những vấn đề thực tế, có cái nhìn cụ thể hơn về công việc tương lai.
Bên cạnh đó, cuộc thi cũng đồng thời hướng đến mục tiêu xây dựng cầu nối giữa sinh viên và doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ những giải pháp về chiến lược, công nghệ, vốn và networking cho dự án khởi nghiệp của các bạn” – ThS. Nguyễn Thị Phương Linh, Chủ nhiệm Bộ môn Quản trị Kinh doanh FPT Mạng cá cược bóng đá , Trưởng ban tổ chức Beehive Startup Challenge cho biết.
Trong suốt thời gian diễn ra cuộc thi, việc các đội tham dự nhận được sự cố vấn, trao đổi từ các giảng viên trường về chuyên môn và những chia sẻ ở những workshop thuộc chương trình đến từ đại diện các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công một lần nữa lại thổi bùng lên ngọn lửa khởi nghiệp đã và đang âm ỉ cháy trong sinh viên nhà Ong bấy lâu.
Thay đổi tư duy khởi nghiệp từ lúc sinh viên
Trước đây, khi nhắc đến khởi nghiệp, đa phần người trẻ đều nghĩ đó chính là cơ hội làm giàu, là khả năng tạo nên những công ty triệu đô. Một số khác thì nghĩ đơn thuần đó là việc nuôi dưỡng và hiện thực hóa những ý tưởng, những sáng tạo độc đáo. Các bạn không sai, nhưng chưa đủ.
Hiện nay, có vô vàn cách để khởi nghiệp. Nhưng một trong số phương pháp dễ thành công nhất chính là khởi nghiệp gắn liền với đổi mới sáng tạo, gắn liền với những ứng dụng khoa học công nghệ bởi nhân loại không còn nhiều tài nguyên tự nhiên để khai thác, nhưng chúng ta lại có thứ tài nguyên vô tận, đó chính là sự sáng tạo của con người.
Và sự sáng tạo đó phải bắt nguồn từ khát khao muốn giải quyết những vấn đề thiết thực, cụ thể hàng ngày như: ăn gì, mặc gì, làm thế nào để có thể theo dõi sâu sát tình hình con cái chúng ta tại trường mầm non,… Vì vậy, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong Beehive Startup Challenge 2023 chính là những dự án có khả năng cải thiện những vấn đề quen thuộc của cuộc sống bằng các giải pháp công nghệ và lối tư duy của thời đại 4.0.
Thế nhưng, chỉ với ý tưởng đổi mới sáng tạo thôi là chưa đủ. Để có một dự án khởi nghiệp thành công và đi vào cuộc sống, các bạn sinh viên phải đưa được sản phẩm của mình ra thị trường thông qua một kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện kế hoạch đó một cách dài hơi, bài bản, tránh việc phải “từ bỏ cuộc chơi” ngay tại ngưỡng cửa thị trường.
Tại vòng chung kết cuộc thi, ông Lý Đình Quân, Tổng Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Khởi nghiệp Sông Hàn, Phó chủ tịch Hội đồng cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia, thành viên BGK cho biết: “Một trong những điểm yếu chí mạng của cộng đồng khởi nghiệp nước ta nói chung là kế hoạch kinh doanh đặt ra chưa sát với thực tiễn, thiếu các yếu tố để có khả năng huy động nguồn lực tài chính, nhân lực, pháp lý… (đối với các quỹ đầu tư là kiến thức và phương án huy động vốn).
Đồng thời, khi xây dựng được kế hoạch, các bạn phải biết tổ chức thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi các start up không chỉ giỏi về chuyên môn mà phải tự trau dồi kiến thức kinh doanh thông qua nhiều hình thức khác nhau.”
Có thể nói, những buổi tư vấn của các giảng viên hay sự trao đổi, góp ý của BGK Beehive Startup Challenge đều hướng đến việc chia sẻ kinh nghiệm, điều chỉnh, góp phần lấp dần những “lỗ hổng”, cập nhật tình hình thực tế trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các bạn sinh viên; góp phần thu hẹp khoảng cách giữa tinh thần, niềm đam mê khởi nghiệp với khả năng thực hiện ý tưởng khởi nghiệp đó.
Tôn vinh và ươm tạo những ý tưởng tiềm năng
Trải qua các vòng thi cam go, 5 nhóm start up xuất sắc nhất đã có mặt để tranh tài ở vòng chung kết:
- T’sKey Team – Dự án: Unique from recycle;
- Choáy – Dự án: Một chai dinh dưỡng;
- ABC Star – Quản lý trường mầm non;
- Dlow – Dự án: Sản phẩm giảm cân thuần chay;
- The Warriors – Dự án: Sản phẩm phụ kiện đá phong thủy/năng lượng.
Cuối cùng, với ý tưởng tận dụng những mảnh vải vụn từ các xưởng may đồ jean để tái chế thành những sản phẩm độc đáo, góp phần bảo vệ môi trường và tôn vinh sự sáng tạo, cá nhân hoá trong thời trang, dự án “Unique from recycle” của 5 cô gái đến từ T’sKey Team đã chính thức giành giải nhất cuộc thi sinh viên khởi nghiệp “Beehive Starup Challenge” 2023.
Tại vòng chung kết, T’sKey Team đã có màn pitching vô cùng ấn tượng về tầm nhìn chiến lược, mô hình kinh doanh, định hướng phát triển doanh nghiệp trong từng mốc thời gian cụ thể… để thuyết phục hoàn toàn Ban giám khảo (BGK). Đặc biệt, sản phẩm tái chế của nhóm đều đã được hiện thực hoá với màn trình diễn thời trang ấn tượng ngay tại cuộc thi. Đây cũng chính là điểm nhấn lớn về tính khả thi cũng như tiềm năng phát triển bền vững của dự án trong tương lai.
Bạn Nguyễn Thị Thủy Tiên, đại diện T’sKey Team cho biết: “Nhóm thực sự rất vui và bất ngờ vì trở thành quán quân của cuộc thi này bởi chúng mình biết dự án vẫn còn nhiều thiếu sót cần phải hoàn thiện. Bằng việc có chung đam mê về thời trang, đặc biệt là jean, các thành viên đã ấp ủ ý tưởng này dự án này từ lâu. “Beehive Startup Challenge” lần này như một cơ hội, một cú hích thôi thúc tụi mình bắt tay hiện thực hoá dự án ngay và luôn”.
“Tôi thực sự đánh giá cao những giá trị cộng đồng mà dự án của các đội thi mang lại. Đặc biệt là “Unique from recycle” của T’sKey Team. Dù ý tưởng tái chế đồ jean thành các sản phẩm thời trang không mới, nhưng cách các bạn hiện thực hoá nó với mục tiêu cá nhân hoá sản phẩm với những bước đi rõ ràng khiến dự án này trở nên độc đáo và đầy tiềm năng. Đặc biệt, việc pitching sáng tạo và thực tế đã giúp BGK và mọi người có thể “mục sở thị”, được cầm và test khả năng sử dụng các sản phẩm cũng khiến dự án trở nên khả thi hơn bao giờ hết”, Chị Lê Thị Cẩm Trinh – Seller Manager Công ty TNHH Selly, Co-Founder tại Umbalena, thành viên Ban giám khảo cho biết.
Đa phần các dự án tham dự Beehive Startup Challenge 2023 đều sẽ tiếp tục được các giảng viên tư vấn, chỉnh sửa và triển khai sau khi cuộc thi kết thúc.
“Sau vòng chung kết, mình nhận ra rằng, với dự án xây dựng ứng dụng “Quản lý trường mầm non” của nhóm mình, chỉ với giải pháp công nghệ thôi là chưa đủ. Trong tương lai gần, mình nhất định phải trau dồi hơn nữa các kỹ năng khởi sự doanh nghiệp, thương mại để có thể đưa được sản phẩm ra thị trường tốt hơn”, bạn Hoàng Mạnh Cường, sinh viên lớp IT17301, thành viên của đội ABC Star chia sẻ.
Bên cạnh những giải thưởng giá trị, ý nghĩa lớn nhất của “Beehive Startup Challenge 2023” chính là giúp các bạn sinh viên nhận ra những bài học, thấy điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó phát triển hoặc cải thiện. Bạn Văn Thị Nguyệt Minh, thành viên đội DLOW cho biết: “Cuộc thi đã cho bản thân mình một bài học quý giá: Khi đến với một cuộc thi khởi nghiệp, các bạn nên quên việc Pitching dự án để giành chiến thắng. Bởi những người ngồi lắng nghe bên dưới kia có thể là khách hàng, là nhà đầu tư, là cố vấn của các bạn. Hãy kể câu chuyện của mình bằng cách nào đó nhằm kêu gọi họ đồng hành với mình trong cuộc hành trình này”.
Có thể nói, khởi nghiệp không nhất thiết phải bắt nguồn từ mong muốn làm chủ hay tìm kiếm lợi nhuận cao mà từ những công việc giản dị, những điều bình thường với những giải pháp mới, sáng tạo bằng một chiến lược phát triển và kinh doanh phù hợp. Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dù nhỏ hay lớn đều đáng quý, miễn là nó cho chúng ta sống với ước mơ, mang lại giá trị cho xã hội.
Và đừng bao giờ sợ thất bại! Chỉ cần còn đam mê, còn sáng tạo, các startup mà ở đây chính là các bạn sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng sẽ luôn có khả năng biến thách thức thành cơ hội, biến bức tường chắn ngang tầm mắt thành cánh cửa mở ra một chân trời mới. Khởi nghiệp không đơn thuần là một đích đến cao cả mà là một cuộc hành trình dài đầy thử thách với sự đồng hành của những đồng đội, thầy cô, các chuyên gia và sự tạo điều kiện từ nhà trường.
Giảng viên Lê Thuỵ Xuân Dương
Bộ môn Quản trị Kinh doanh
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Đà Nẵng