Một khi đã nắm vững kiến thức về các thành phần trong mô hình kinh doanh Canvas, việc ứng dụng nó vào thực tiễn công việc sẽ dễ dàng, nhanh chóng và mang lại hiệu quả hơn rất nhiều.
Mô hình Canvas còn được gọi là Business Model Canvas. Đây là một dạng mô hình kinh doanh kinh điển và được nhiều doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Canvas được mô tả như bản đồ hệ giá trị của doanh nghiệp mọi quy mô, giúp người dùng xác định các yếu tố quan trọng và tạo ra một hình ảnh toàn cảnh về một mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm mới, giúp cho việc phát triển chiến lược và quản lý dễ dàng hơn.
Nhìn vào bảng trên, bạn sẽ thấy mô hình Canvas thông thương có 9 ô. Cột màu vàng ở giữa thể hiện giá trị sản phẩm. Ba ô màu xanh bên phải tập trung vào vấn đề khách hàng (bên ngoài), ba ô màu hồng bên trái tập trung vào doanh nghiệp (bên trong).
Cả 2 yếu tố bên trong và bên ngoài gặp nhau và xoay quanh giải pháp và giá trị, đó chính là sự mua bán giữa doanh nghiệp và khách hàng.
2 ô ở dưới liên quan tới chi phí và doanh thu. Doanh thu nằm bên phải cột Giá trị sản phẩm, là yếu tố bên ngoài. Chi phí nằm bên trái cột Giá trị sản phẩm được coi là yếu tố bên trong.
Khi hiểu về bản chất sắp xếp của các ô trong bảng, ta sẽ dễ dàng sắp xếp các nhân tố cấu thành nên toàn bộ bảng mô hình kinh doanh Canvas.
Bố cục của 9 phần trong mô hình Canvas được xác định dựa trên các nguyên tắc và yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi ý nghĩa của mỗi phần và vai trò của nó tương ứng với vị trí đảm nhận? Với Case study là một “công ty thể thao” tác giả sẽ cụ thể ví dụng từng phần như bên dưới:
Thành phần | Ý nghĩa | Ví dụ (Công ty thể thao) |
Phân khúc khách hàng
(Customer Segments) |
Đối tượng khách hàng nằm ở vị trí đầu tiên vì họ là yếu tố cốt lõi trong mô hình kinh doanh. Việc hiểu rõ đối tượng khách hàng giúp định hình các yêu cầu, nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó xác định các yếu tố khác trong mô hình. | Một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thể thao có các phân khúc khách hàng như các VĐV chuyên nghiệp, các câu lạc bộ thể thao, và người yêu thích thể thao. Phân khúc khách hàng nằm ở vị trí đầu tiên trong mô hình để xác định yêu cầu và nhu cầu của khách hàng. |
Giải pháp giá trị (Value Proposition) | Giải pháp giá trị nằm gần phân khúc khách hàng vì nó định hình lợi ích độc đáo và giải pháp mà công ty cung cấp để giải quyết vấn đề của khách hàng và tạo ra giá trị cho họ. Đây là yếu tố quan trọng trong việc xác định sự hấp dẫn và sự khác biệt của công ty. | Công ty thể thao có thể tạo ra các giá trị bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ độc đáo như quảng cáo thể thao, quản lý sự kiện, và cung cấp thiết bị thể thao chất lượng. Cung cấp giá trị nằm gần phân khúc khách hàng để thể hiện lợi ích mà công ty mang lại cho khách hàng |
Kênh phân phối (Channels) | Kênh phân phối được đặt gần giá trị cung cấp để thể hiện mối quan hệ tương quan giữa cách thức tiếp cận khách hàng và cung cấp giá trị cho họ. Điều này giúp xác định cách thức tương tác và giao tiếp với khách hàng một cách hiệu quả. | Các các kênh phân phối như trang web, cửa hàng bán lẻ, và các đối tác phân phối để tiếp cận đến đối tượng khách hàng. Kênh phân phối nằm gần giá trị cung cấp để thể hiện mối quan hệ giữa việc cung cấp giá trị và cách tiếp cận khách hàng. |
Mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationships) | Mối quan hệ với khách hàng nằm gần kênh phân phối vì nó liên quan trực tiếp đến cách thức tạo dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Mối quan hệ này phải được xây dựng dựa trên đối tượng khách hàng và đề xuất giá trị để tạo ra sự tương tác, tín nhiệm và trung thành từ khách hàng. | Công ty thể thao có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chăm sóc sau bán hàng, và giao tiếp thường xuyên để duy trì sự tương tác và trung thành từ khách hàng. Mối quan hệ với khách hàng nằm gần kênh phân phối để thể hiện mối quan hệ tương quan giữa công ty và khách hàng. |
Dòng doanh thu (Revenue Streams) | Dòng doanh thu nằm ở vị trí phía dưới phân khúc khách hàng, giá trị cung cấp và kênh phân phối để thể hiện sự tương quan về mặt tài chính. dòng doanh thu phản ánh các khoản thu nhập mà công ty thu được từ khách hàng và phải phù hợp với các yếu tố khác trong mô hình. | Công ty có thể thu nhập từ việc bán sản phẩm thể thao, phí quảng cáo, hoặc phí tham gia sự kiện. Dòng doanh thu nằm gần phân khúc khách hàng, giá trị cung cấp và kênh phân phối để thể hiện mối quan hệ tài chính giữa công ty và khách hàng. |
Các hoạt động chính (Key Activities) | Các hoạt động chính nằm giữa giá trị cung cấp và các nguồn tài nguyên chính để thể hiện sự tương quan về mặt hoạt động. Các hoạt động này định hình công việc và nhiệm vụ quan trọng để triển khai đề xuất giá trị và phục vụ khách hàng. | Các hoạt động chính của công ty bao gồm việc tổ chức sự kiện, phát triển sản phẩm, quảng cáo và tiếp thị. Các hoạt động này nằm giữa giá trị cung cấp và các nguồn tài nguyên chính để thể hiện quá trình triển khai đề xuất giá trị. |
Các nguồn lực chính (Key Resources) | Các nguồn lực chính nằm gần các hoạt động chính để tạo ra sự tương quan về mặt cung cấp tài nguyên. Các nguồn tài nguyên này bao gồm nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác cần thiết để thực hiện hoạt động kinh doanh. | Công ty thể thao có thể sử dụng nhân lực chuyên gia trong lĩnh vực thể thao, cơ sở hạ tầng, và tài chính để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các nguồn tài nguyên này nằm gần các hoạt động chính để thể hiện mối quan hệ cung cấp tài nguyên. |
Các đối tác chính (Key Partnerships) | Các đối tác chính nằm gần các nguồn lực chính để thể hiện sự tương quan về mặt hợp tác. Các đối tác này đóng vai trò trong việc cung cấp tài nguyên, kỹ năng hoặc quyền truy cập vào thị trường mà công ty không thể tự mình đạt được. | Công ty có thể hợp tác với các nhà sản xuất thiết bị thể thao, đối tác quảng cáo, và các đơn vị tổ chức sự kiện để tận dụng tài nguyên và kỹ năng của đối tác. Các đối tác chính nằm gần các nguồn tài nguyên chính để thể hiện mối quan hệ hợp tác |
Các cấu trúc chi phí (Cost Structure) | Các cấu trúc chi phí nằm ở vị trí cuối cùng để thể hiện sự tương quan về mặt tài chính. Các cấu trúc chi phí phản ánh các loại chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh và phải được quản lý sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh, giá trị cung cấp và dòng doanh thu | Công ty thể thao có các chi phí như tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên, và quảng cáo. Các cấu trúc chi phí nằm ở vị trí cuối cùng để thể hiện sự tương quan về mặt tài chính và quản lý chi phí kinh doanh. |
Trên cơ sở các ví dụ trên, việc sắp xếp các phần trong mô hình Canvas theo các nguyên tắc giúp tạo ra một sự liên kết logic, tương quan và cân đối giữa các yếu tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của công ty khởi nghiệp.Tuy nhiên, mô hình Canvas có thể bị giới hạn bởi khả năng của người sử dụng, vì vậy nó không thể thay thế cho quá trình nghiên cứu và phân tích kinh doanh chi tiết hơn. Việc hiểu rõ và áp dụng mô hình này sẽ giúp bạn khởi sự kinh doanh một cách hiệu quả hơn.
Giảng viên: Hồ Thị Thu Huyền
Bộ môn Quản trị Kinh doanh
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Đà Nẵng