Làm sao để xây dựng nội dung có giá trị là điều mà nhiều nhà tiếp thị quan tâm. Để điều này có thể diễn ra dễ dàng hơn, hãy kiểm tra ý tưởng nội dung trước khi triển khai thông qua 4 câu hỏi dưới đây, từ đó lựa chọn ra những ý tưởng phù hợp nhất.
1. Đó có phải là điều mà khán giả mong muốn tìm kiếm?
Đây được xem là tiêu chí quan trọng, bởi nếu bạn dành thời gian, tiền bạc để tổng hợp những nội dung mà khán giả không thích, không đáp ứng được nhu cầu của họ thì khả năng thất bại sẽ rất cao. Vậy làm sao để đưa ra những ý tưởng nội dung phù hợp với thị hiếu thực tế của khán giả.
Đầu tiên, hãy thiết lập quy trình đồng bộ với cả bên kinh doanh và bên đại diện dịch vụ khách hàng (nếu có) để tìm hiểu những gì khách hàng/clients hiện tại đang hiếu kỳ. Ý tưởng của bạn có rơi vào những tò mò hay băn khoăn đó không?
Tiếp theo, hãy nghiên cứu câu hỏi hoặc từ khóa về ý tưởng để xem liệu ý tưởng đó có nằm trong những thắc mắc, vấn đề mà khách hàng đang truy vấn hay thông tin mà họ đang cố gắng tìm kiếm hay không? Quy trình này không chỉ giúp bạn xác minh được ý tưởng của mình mà còn giúp bạn cải thiện, khám phá cũng như củng cố ý tưởng dựa trên những góc độ khác nhau.
2. Ý tưởng này đã thực hiện chưa?
Trước mỗi chiến dịch bạn cần nghĩ ra cho mình nhiều ý tưởng để thực hiện nó một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra xem những idea (ý tưởng) đó đã được thực hiện trước đây hay chưa. Thông thường, cách đơn giản mà mọi người hay sử dụng đó là tìm kiếm trên Google nhưng không nên chỉ dựa vào kết quả hiển thị trực tiếp đó để đánh giá mà cần “mổ xẻ” làm rõ chúng để đánh giá ý tưởng một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
Một số cách để giúp nội dung trở nên nguyên bản và mới mẻ?
- Đối với một số ý tưởng content nếu đã thực hiện rồi bạn cũng không nên loại ra ngay “từ vòng gửi xe” mà hãy tìm kiếm cơ hội bằng cách khám phá, xoay vòng để nội dung mới thú vị và hấp dẫn hơn.
- Thông qua việc nghĩ đến những câu hỏi mới mẻ và tò mò khác
- Mọi người đưa ra những đánh giá, nhận xét gì về nội dung đó? Hãy tìm hiểu kỹ vì biết đâu trong đó sẽ có những góc độ mới để khám phá.
- Có thể áp dụng những phương pháp luận tương tự của ý tưởng đã xuất bản này theo một concept khác không…
Dành thời gian để tìm hiểu những nội dung đã được xuất bản liên quan đến ý tưởng của bạn giúp trau dồi và hiểu rõ hơn concept của mình và đảm bảo nó luôn mới mẻ và thú vị.
3. Ý tưởng có phù hợp với mục tiêu tiếp thị không?
Sẽ rất khó để một phần nội dung có thể hoàn thành tất cả các mục tiêu content marketing. Do đó, mỗi phần nội dung cần có mục tiêu chính và mục tiêu phụ, chẳng hạn như:
- Tăng nhận diện thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ đầu kênh
- Tăng yếu tố nhận diện bằng cách xếp hạng cho các cụm từ giữa kênh
- Giúp khách hàng/ clients tiềm năng hiểu thêm về sản phẩm (hỗ trợ bán hàng)
- Hỗ trợ khách truy cập chuyển đổi thông qua nội dung cuối kênh
- Trở thành nguồn tài nguyên đáng tin cậy để xây dựng các backlink cũng như gia tăng quyền hạn thương hiệu.
Các mục tiêu bạn đặt ra có thể trùng lặp, nhưng trong mỗi phần nội dung phải có một mục tiêu cụ thể để định hình thành ý tưởng. Từ đó mới có thể mang lại kết quả tốt nhất.
4. Ý tưởng có gợi ra phản ứng của khán giả không?
Để lấy được sự quan tâm từ khán giả đối với nội dung bạn đưa ra đòi hỏi nó phải khơi gợi được những phản ứng hoặc cảm xúc của họ. Tuy nhiên nó không nhất thiết phải là phản ứng “cảm xúc”. Mà có thể đại loại là những nội dung “làm thế nào”, mới nghe có vẻ đơn giản nhưng khi hoàn thành tốt sẽ để lại cho người đọc một chút gì đó nhẹ nhàng và thành tựu.
Giá trị của một nội dung sẽ bắt đầu trước khi nó được tạo ra. Chẳng hạn như được hình thành trong giai đoạn ý tưởng. Bằng cách hỏi và trả lời 4 câu hỏi trên, những ý tưởng của bạn sẽ được phát triển tốt hơn. Từ đó, mang lại nhiều giá trị mà khán giả và doanh nghiệp của bạn mong muốn.
Giảng viên Lê Xuân Trang
Bộ môn Quản trị kinh doanh
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Đà Nẵng