Để nắm bắt được tâm lý khách hàng trong Marketing không phải là điều dễ, nhưng với bài viết này sẽ giúp bạn biết cách thu hút, lấy lòng được các đối tượng khách hàng tiềm năng.
1.Thương hiệu
Việc thương hiệu của bạn nó có được biết đến trên nhiều phương tiện truyền thông cũng góp một phần không nhỏ trong việc thu hút khách hàng tiềm năng trong Marketing.
Tại sao lại như vậy? Nếu bạn buộc phải lựa chọn mua giữa dòng điện thoại thương hiệu mà ai cũng biết đến với dòng điện thoại đến cái tên bạn còn không biết, vậy bạn sẽ chọn cái nào? Chắc chắn bạn sẽ chọn chiếc điện thoại có thương hiệu được nhiều người biết đến.
Theo tâm lý số đông, mọi người thường nghĩ rằng những sản phẩm được nhiều người biết, sử dụng và bày bán ở nhiều nơi hẳn là rất tốt, uy tín nên mới được ưa chuộng rộng rãi như vậy.
Vị thế của thương hiệu trên thị trường là một trong số các yếu tố quyết định việc bỏ tiền ra mua hàng của người tiêu dùng.
2. Review.
Trong số các khách hàng tiềm năng sẽ có những người khó tình và đòi hỏi, yêu cầu rất nhiều về sản phẩm, cho nên trước khi mua họ thường hay đọc hoặc xem các bài review sản phẩm trước khi đưa ra quyết định có nên mua hay không?
Giả sử bạn đang có ý định mua một hộp kem dưỡng, vậy bạn sẽ mua hộp kem được khen ngợi nhiều hay một hộp kem bị chê bai về chất lượng sản phẩm lẫn hiệu quả của sản phẩm, chắc chắn bạn sẽ chọn hộp kem chất lượng được nhiều review tốt thay vì cái bị review không tốt.
Trong Marketing, việc tránh các review xấu là một điều khó tránh khỏi, nó có thể quyết định việc kinh doanh mặt hàng này của bạn có thành công hay không phụ thuộc là lượng review tốt và xấu, cho nên các doang nghiệp phải làm rất cật lực để tránh và giảm thiểu nhất có thể về review xấu, sau đó thu lại kết quả tốt như mong đợi.
3. Thiết kế sản phẩm.
Cũng là một yếu tố đánh “đòn tâm lý” đến những đối tượng tiềm năng. Bởi vì đa số mọi người thường hay mua hàng bằng mắt hơn và ít khi đi đến tiểu tiết.
Một khi họ bắt gặp phải món đồ đẹp, tâm lý mặt bằng chung của người mua lúc đó là 80% sẽ sẵn sàng mua luôn, còn lại là kiềm chế hoặc không có nhu cầu và một số lý do khác.
4. Giá cả.
Đây là một yếu tố chắc cũng gây đau đầu rất nhiều cho doanh nghiệp và Marketing, bởi vì phần lớn, mọi người bị hấp dẫn bởi những món đồ giá rẻ, phù hợp, cho nên việc kinh doanh, quảng cáo các mặt hàng đó cũng khá là khó khăn.
Việc chiều lòng người mua về giá cả sẽ là cả một “nghệ thuật” mà bạn phải dành rất nhiều năm trời “tu luyện” rồi sẽ biết cách làm thế nào có thể khiến người ta mua hàng cho dù biết giá hơi “chát”.
Thường các marketer sẽ chọn hình thức so sánh giữa mặt hàng xịn với bình dân, đánh mạnh vào ưu điểm và sự hữu dụng để thu hút người mua.
5. Dịch vụ dùng thử sản phẩm.
Khi khách hàng không hề có ý định mua sản phẩm mà bạn đã mất công mời gọi họ, dịch vụ dùng thử sản phẩm sẽ là cách cứu dỗi giúp bạn điều này cũng như khiến cho họ “thay lòng đổi dạ” suy nghĩ lại về việc mua sản phẩm.
Đây là cách mà rất nhiều cửa hàng công nghệ hoặc mỹ phẩm hay làm, vừa nói về sản phẩm lẫn giúp khách hàng được dùng thử, trải nghiệm về sản phẩm, từ đó họ có thể tận mắt thấy được những ưu điểm tuyệt vời của sản phẩm mang lại bằng chính tận mắt, tận tay họ trải nghiệm.
Cách nay cũng đem lại hiệu quả cao, cũng như khiến cho người tiêu dùng khi trải nghiệm sẽ nhớ lâu về sản phẩm mình hơn.
6. Dịch vụ ship tận nhà.
Đa số mọi người kể cả chúng ta thường ngại ra ngoài mua đồ bởi vì những lý do như thời tiết, đường đi xa quá hoặc đồ to, cồng kềnh, nặng nề. Nhờ đó mà dịch vụ ship hàng được sinh ra và trở nên phổ biến trên nhiều cửa hàng lẫn doanh nghiệp.
Người tiêu dùng phần đông sẽ chọn các cửa hàng có dịch vụ ship hơn là phải đến tận cửa hàng mua, do đó mà các cửa hàng đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng lẫn như sự yêu quý của họ nếu dịch vụ tốt, lẫn cả thu được kha khá lợi nhuận thông qua phí ship nữa.