Người ta thường quen thuộc với hình ảnh nam giới giữ cương vị người quản trị doanh nghiệp, bởi họ có nhiều ưu thế về sức khoẻ, óc quản lý, lãnh đạo. Tuy nhiên, phái đẹp cũng có những thế mạnh riêng trong việc điều hành doanh nghiệp.
Nếu nam giới xây dựng hình ảnh người quản lý với sự mạnh mẽ, cương trực thì nữ giới trên cương vị quản trị doanh nghiệp cũng có những ưu thế riêng. Dù gặp khó nhiều khó khăn trong việc sắp xếp, phân bổ thời gian giữa gia đình và công việc nhưng trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, phụ nữ ngày càng khẳng định được thế mạnh của mình trên cương vị quản lý.
Thế mạnh của nữ giới trên cương vị người quản trị doanh nghiệp
Với tư cách người quản lý, phụ nữ thường được lòng cấp dưới nhờ sự khéo léo, mềm mỏng, dễ cảm thông trong quá trình làm việc với cấp dưới. Họ cũng được nhận xét là có tính xây dựng cao, dễ tiếp xúc, dễ truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên.
Với cách quản lý mềm dẻo này, người quản trị doanh nghiệp là nữ giới thường có ưu thế trong việc thu phục cấp dưới. Quản lý bằng sự yêu thương, đó là cách mà nhiều nhà nghiên cứu thường dùng để miêu tả về các “sếp nữ”.
Nhưng khó khăn cũng là không ít
Phụ nữ vốn được gọi là phái yếu, đó không phải là một sự bông đùa mà xuất phát từ thực tế hiển nhiên theo đúng quy luật sinh học. So với người quản lý nam giới, phụ nữ thường gặp khó khăn hơn khi chịu áp lực, khi chạy theo guồng quay hối hả nơi công sở. Đó là chưa kể, mỗi người phụ nữ trong thời gian sinh nở thường phải nghỉ 6 tháng – 1 năm. Đây là mối nghi ngại với nhiều nhà tuyển dụng, cũng là lý do phụ nữ ít giữ vị trí quản trị doanh nghiệp hơn nam giới, vì họ thường bị ràng buộc bởi con cái, gia đình.
Ngoài ra, do vẫn có những bó buộc về tư tưởng nên khi phụ nữ giữ cương vị quản lý, họ thường vấp phải sự nghi ngờ, bị coi nhẹ của cấp trên hoặc đồng cấp là nam giới. Điều này đồi hỏi họ phải cố gắng gấp nhiều lần những người đồng nghiệp là phái mạnh.