Trong nền kinh tế hội nhập và hiện đại, công việc Marketing ngày càng được đề cao, trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là cơ hội nhưng cũng trở thành thách thức với người học chuyên ngành này. Trong những năm gần đây, số lượng bạn trẻ theo học ngành Marketing ngày càng tăng, cùng với đó ngày càng có nhiều người đặt ra câu hỏi: “Học ngành Marketing có thể làm nghề gì?
Nhiều người vẫn thường ví von, Marketing là chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Đây là hoạt động không thể thiếu nhằm phát triển sản phẩm và định vị thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng.
Những năm gần đây, ngành học này luôn nhận được nhiều sự quan tâm, đăng ký của thí sinh khi hoàn thành chương trình học phổ thông. Tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá , các tân sinh viên yêu thích ngành học này có thể lựa chọn một trong hai chuyên ngành là Thương mại điện tử – Digital & Online Marketing hoặc Quản trị doanh nghiệp – Marketing & Sales. Khá nhiều bạn vẫn thường băn khoăn và đặt ra câu hỏi về tương lai của ngành học, xem mình có thể đảm nhận những công việc gì. Và sau đây là câu trả lời dành cho những ai đã, đang hoặc sẽ theo đuổi con đường này.
Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
Như đã nói, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều rất chú trọng vào công tác Marketing, vậy nên cơ hội làm việc cho các bạn theo học ngành này rất phong phú, từ các đơn vị liên doanh, liên kết, trách nhiệm hữu hạn, tập đoàn đa quốc gia… Công việc trẻ trung, năng động là một điểm cộng lớn khi các bạn làm việc trong lĩnh vực này.
Công việc của một chuyên viên Marketing không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự nhanh nhạy, khéo lóe trong xử lý tình huống. Từ việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch Marketing để phát triển thương hiệu, dịch vụ của Công ty cho đến báo cáo, đề xuất các phương án mới, hiệu quả để đạt được mục tiêu doanh thu, lập kế hoạch chương trình quảng cáo, khuyến mãi, PR…cho hàng hoá và thương hiệu công ty… đều do bạn đảm nhiệm.
Chuyên viên nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường cũng là một phần công việc mà chuyên viên Marketing phải làm. Với nhiều doanh nghiệp, khâu này sẽ được tách riêng và có tầm quan trọng riêng.
Nếu được tuyển dụng vào vị trí này, bạn sẽ thu thập số liệu thống kê về các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu giá cả, doanh thu và các phương pháp tiếp thị và phân phối, phân tích doanh thu quá khứ để dự đoán doanh thu tương lai, phân tích doanh số bán hàng trong quá khứ để dự đoán việc bán hàng trong tương lai. Chuyên viên nghiên cứu thị trường cũng cần nắm được sở thích, nhu cầu của khách hàng thông qua các phương pháp và thủ tục thu thập thông tin, tổ chức khảo sát thị trường bằng điện thoại, thư, internet…
Ở Việt Nam hiện nay, các công ty nghiên cứu thị trường đang dần tìm được chỗ đứng, kéo theo đó lànhu cầu lớn về nhân lực. Chỗ làm thuận lợi nhất cho chuyên viên nghiên cứu thị trường, về cả cơ hội thăng tiến lẫn lương bổng, là các hãng tư vấn kinh doanh và hãng nghiên cứu thị trường.
Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng
Chăm sóc khách hàng là nghề đầy tiềm năng trong xã hội hiện đại, nhưng không phải ai cũng có thể làm tốt công việc mà tưởng như đơn giản này. Bên cạnh kiến thức về Marketing, bạn còn cần giọng nói dễ nghe, hoà đồng và biết cách thuyết phục người khác.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, một đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, năng động là lợi thế của hầu hết các công ty. Đây là “chiếc cầu nối” gắn kết chặt chẽ doang nghiệp và khách hàng. Chăm sóc khách hàng không chỉ là một ngành để bạn kiếm tiền nuôi sống bản thân, mà nó còn cho bạn rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sống mà bạn không thể tìm thấy trong những ngành nghề khác.
Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
Trong xu thế cạnh tranh quốc tế không ngừng gia tăng, việc xây dựng và gìn giữ một thương là tiến trình hết sức khó khăn, đầy thử thách, đòi hỏi phải có những nhà quản trị thương hiệu được đào tạo tốt về kiến thức lẫn kỹ năng tham gia. Tuy nhiên hiện nay nguồn nhân lực trong lĩnh vực này rất khan hiếm nên công việc quản trị thương hiệu được dự báo sẽ “khát” nhân lực trong tương lai.
Đúng như tên gọi, công việc này có mục đích chính là ohát triển, xây dựng, định vị và quản lý thương hiệu. Bạn cần xây dựng, quản lý, triển khai chiến lược tiếp thị, quảng cáo và truyền thông của thương hiệu; đưa ra các ý tưởng, đề xuất kế hoạch và biên tập thực hiện các hoạt động PR truyền thông phù hợp với chiến lược Marketing tổng thể của công ty, đảm bảo theo đúng nhận diện thương hiệu và xây dựng phát triển bộ nhận diện thương hiệu và quản lý ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu. Công việc cần liên tục vận động và đổi mới, bù lại bạn sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ tốt và luôn được học hỏi, rèn luyện hàng ngày.
Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing…
Nếu bạn có quá trình học tập tốt, nắm vững kiến thức và thích việc nghiên cứu, giảng dạy thì việc trở thành giảng viên chuyên ngành Marketing là quyết định cực kỳ hợp lý. Ngoài việc công tác tại trường, giảng viên Marketing còn có nhiều cơ hội trở thành cố vấn cho các doanh nghiệp, hoặc tham gia giảng dạy tại các khóa đào tạo ngắn hạn dành cho người trẻ.
Để nhanh chóng trở thành một chuyên gia Marketing chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải lựa chọn cho mình một chương trình đào tạo uy tín ở các cơ sở phù hợp. Trong đó, tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá , ngoài việc bạn được trang bị kiến thức ngành, kỹ năng kỹ năng mềm, sinh viên còn được tăng cường đào tạo tiếng Anh. Bên cạnh đó, trong chương trình học, trường còn chú trọng áp dụng mô hình đào tạo gắn kết thực tiễn, sinh viên có cơ hội tiếp cận với môi trường kinh doanh thực tế thông qua những buổi tham quan doanh nghiệp. Để đón đầu cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn chuyên nghiệp và trở thành chuyên gia Marketing, bạn có thể tham gia chuyên ngành Thương mại điện tử – Digital & Online Marketing và Quản trị doanh nghiệp – Marketing & Sales bằng cách đăng ký học tại đây. |