Một mình một “giảng đường” online nhưng vẫn đầy nhiệt huyết, thầy cô FPT Edu làm tan chảy cả những trái tim lười học nhất.
- Thầy Đặng Sơn Tùng (Giảng viên Quản trị Kinh doanh, ĐH Greenwich (Việt Nam):
Thú thực, không phải giảng viên nào cũng được trang bị sẵn để đáp ứng với việc dạy học online. Mình cũng như các anh chị em khác phải tự nghiên cứu, mày mò để có thêm các kỹ năng, biết sử dụng thêm công cụ này phần mềm kia để việc dạy học online thuận lợi và hiệu quả hơn. Đối với sinh viên, mình chia sẻ với các em rằng tuy đang trong hoàn cảnh khó khăn nhưng chúng ta không được nản lòng. Chúng ta hãy cùng nhau biến khó khăn thành lợi thế, ít nhất là sau “vụ” này thầy biết được khối phần mềm dạy online hay còn trò cũng nghiệm ra học online không khó mà cũng chẳng dễ lắm đâu, vẫn nghiêm túc y như học offline. Thật may, sau quá trình động viên thì cả thầy cả trò đã phấn khởi hơn và cùng nhau làm được một điều rất tuyệt đó là thể hiện kỹ năng thích ứng trong các hoàn cảnh phát sinh.
Động lực để mình vượt qua những khó khăn ấy là niềm đam mê giảng dạy. Chỉ mong rằng những kiến thức mà mình truyền tải có thể phần nào giúp các bạn trong công việc sau này.
Qua đây, mình cũng có đôi lời nhắn nhủ với các sinh viên, hãy giữ bình tĩnh đối phó với đại dịch. Thầy trò ta hãy cùng nhau chiến thắng cả dịch bệnh và “dịch dốt” nhé!
2. Cô Vũ Phượng Châu (Giáo viên Âm nhạc – FSchool Cầu Giấy):
Nếu dịch diễn biến phức tạp và kéo dài, các em học sinh không được đến lớp ôn tập và tập luyện thường xuyên thì sẽ dễ quên kiến thức. Vậy là, mình nghĩ mình cần phải tìm hướng đi sáng tạo hơn để thích nghi và vượt qua thời kì khó khăn này. Những clip dạy âm nhạc online của mình và các anh chị GV FSchool Cầu Giấy khác đã ra đời từ đó. Mình bắt đầu tìm hiểu cách dựng phim. Lần đầu khi làm gần xong, máy đơ mất sạch. Đồng hồ chỉ 4h sáng, cười cái rồi làm lại, coi như luyện tập thôi. Động lực giúp mình vượt qua những khó khăn trong quá trình dạy học online là cảm giác hồi hộp khi chờ những đoạn clip của các bạn nhỏ gửi về, nhiều khi ngây ngô nhưng đáng yêu lắm. Mình biết rằng các con đã rất cố gắng để tự tin đứng trước ống kính. Chỉ mong sao các bạn nhỏ luôn mạnh khoẻ, giữ gìn sức khoẻ cho cá nhân và cộng đồng. Có gì khó đã có cô thầy bên cạnh, 24/24 luôn sẵn sàng hỗ trợ các em.
3. Thầy Nguyễn Thế Hoàng (Giảng viên IT – ĐH FPT TP Hồ Chí Minh):
4. Thầy Nguyễn Văn Tẩn (Chủ nhiệm bộ môn CNTT, FPT Mạng cá cược bóng đá TP Hồ Chí Minh):
Khó khăn là thế nhưng dạy học online cũng có những điểm thú vị riêng, nhiều tình huống “khó đỡ” mà khiến cả thầy và trò cười chảy nước mắt. Thầy đang giảng bài hăng say bỗng có tiếng gọi từ phía “mic” của một bạn sinh viên nào đó trong lớp: “Giao gas nhé!” hay có bạn vừa học vừa nấu cơm, rửa bát, tiếng mỡ rán, tiếng nước chảy róc rách. 1-2 tuần đầu, thầy và trò cùng nhau làm quen với hình thức học trực tuyến này, có một số khó khăn nhưng từ tuần thứ 3 trở đi, mọi thứ có lẽ đã đi vào quỹ đạo. Thầy cần có trách nhiệm chỉn chu trong công tác chuẩn bị và thể hiện bài giảng. Trò cũng cần hiểu trách nhiệm học tập nghiêm túc của mình dù là học online. Tất cả cùng cố gắng làm tốt phần mình, duy trì nhịp độ học tập bình thường, sẵn sàng kiến thức và kỹ năng để sớm quay lại giảng đường ngay khi dịch bệnh được kiểm soát.
5. Thầy Nguyễn Văn Biên (Giảng viên Vovinam, Cao đẳng Thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá ):
Đây là giai đoạn khó khăn với tất cả chúng ta. Nhưng cuộc sống mà, chúng ta luôn cần có sự thay đổi thích hợp với mọi hoàn cảnh, kể cả nghịch cảnh. Chấp nhận thay đổi là cách để mỗi người lớn lên và mạnh mẽ hơn.