Rối nước là loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo lâu đời của Việt Nam. Nhưng vài năm trở lại đây, nhiều hình thức giải trí hiện đại xuất hiện đã khiến bộ môn này dần mất đi sức hút. Với mong muốn truyền cảm hứng tích cực tới công chúng, đồng thời lan tỏa rộng hơn những giá trị của văn hóa Việt đến bạn bè trong nước và quốc tế, dự án Tễu à tễu ơi do Tễu team – nhóm sinh viên trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá (TP.HCM) đã ra đời.
Hình thành trong quá trình lao động sản xuất, khi công việc đồng áng của nhà nông Bắc Bộ thường xuyên gắn bó với nước, rối nước đã tồn tại hơn 10 thế kỷ và cuốn hút người xem bằng các tích trò hấp dẫn cùng những làn điệu dân ca tình tứ, da diết.
Chung tay bảo tồn nghệ thuật truyền thống
Nếu như sự lôi cuốn của các loại hình văn hóa nghệ thuật khác nằm ở kịch bản, ngôn ngữ và được thể hiện bằng nghệ thuật diễn xuất của diễn viên, thì múa rối nước lại khác khi cái hay, cái hấp dẫn nằm ở hành động của con rối, ở kỹ thuật điều khiển, ở tiết tấu âm nhạc và cả ở sân khấu dưới nước… Tuy thăng hoa là thế, nhưng trước sự xuất hiện của những “luồng gió” mới hiện đại và phát triển, múa rối nước dần “đuối sức” và có nguy cơ mai một. Chính vì thế, dự án Tễu ơi tễu à đã nhận được sự quan tâm của giới nghề như nghệ nhân Phan Thanh Liêm, đạo diễn Huỳnh Anh Tuấn của Nhà hát Múa rối Rồng Vàng (TP.HCM), cùng đồng hành là Á hậu Thúy Vân. Với nhiều hoạt động ý nghĩa như: Triển lãm nghệ thuật về hình ảnh, các tư liệu cùng hiện vật được sử dụng khi biểu diễn múa rối nước; 3 talkshow với các chủ đề: Ngược dòng lịch sử múa rối nước, Câu chuyện đằng sau mành sáo, Giữ gìn nghệ thuật cùng “Tễu à tễu ơi”…, chương trình đã thu hút được sự quan tâm của hàng nghìn bạn trẻ.
Được biết, để chuẩn bị cho Tễu à tễu ơi, nghệ nhân Phan Thanh Liêm cùng các bạn sinh viên đã chuẩn bị ròng rã suốt 3 tháng. Là người đã mang rối nước đi giao lưu văn hoá quốc tế và có sáng kiến cải tiến thủy đình mini, nghệ nhân “đời thứ 7” chia sẻ: “Tôi nhận ra sự hạn chế của mô hình sân khấu khi nó quá cồng kềnh, khó di chuyển, không thích hợp với một đoàn biểu diễn có ít người. Chính vì thế, tôi đã tìm tòi, sáng tạo ra mô hình sân khấu múa rối nước thu nhỏ và cho ra mắt vào năm 2000. Từ đó về sau, chúng tôi đã dễ dàng đi biểu diễn phục vụ khắp nơi”. Khi được hỏi về lý do đồng ý tham gia dự án, ông hào hứng cho biết: “Tôi cảm thấy rất vui khi nhận lời mời tham gia Tễu à tễu ơi của các bạn sinh viên. Tôi mong rằng chính các bạn nhóm Tễu sẽ là cầu nối giúp bộ môn này đến gần với tầng lớp trẻ. Từ đó, mọi người sẽ hiểu hơn và chung tay bảo tồn các bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc”.
Kế thừa và phát huy bằng tư duy sáng tạo mới
Là người đầu tiên mang nhà hát múa rối đến với TP.HCM, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh chia sẻ: “Nghệ sĩ múa rối nước phải thật sự rất yêu nghề, bởi để trở thành một nghệ sĩ biểu diễn lành nghề, đòi hỏi sự dấn thân, hy sinh rất nhiều. Phải nói rằng, để hoàn thành một tác phẩm thì người nghệ sĩ ấy phải làm công việc gấp 3, gấp 4 lần diễn viên bình thường, khi vừa ngâm mình dưới nước, vừa điều khiển con rối, vừa thoại, đôi lúc còn phải hát… Bù lại, khi trình diễn xong, họ sẽ nhận lại những tràng pháo tay, những sự ngưỡng mộ của khán giả Việt cũng như toàn thế giới”.
Thế nhưng cũng như bao nghệ nhân khác, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh trăn trở: “Đa phần khán giả hiện nay đều là khách nước ngoài. Đó vừa là niềm vui nhưng cũng là nỗi niềm của chúng tôi, khi thiếu trầm trọng lực lượng khán giả nước nhà, đặc biệt là các bạn trẻ”. Có lẽ, đây cũng là tâm tư đau đáu của nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống khác.
Dù khó khăn, trắc trở là thế, nhưng thực tế vẫn có không ít người trẻ tìm về với văn hóa truyền thống dân tộc theo nhiều cách khác nhau. Họ không hề quay lưng với văn hóa nghệ thuật dân tộc, sẵn sàng yêu và gắn bó nếu tìm thấy những rung cảm thật sự. Và chính những dự án dài hơi như Tễu ơi tễu à sẽ góp phần thắp lên “ngọn lửa” tình yêu dành văn hóa nghệ thuật nước nhà.
Là người đồng hành cùng dự án ngay từ những ngày đầu, Á hậu Thúy Vân chia sẻ: “Được mời là một phần của dự án rất đặc biệt này là điều vinh dự đối với Vân. Chúng ta hãy tận dụng sức trẻ để học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, để từ đó có thể tạo ra những chương trình tôn vinh văn hóa Việt Nam, đó là điều chúng ta cần trân quý và nghiêm túc thực hiện”. Cũng theo trưởng nhóm dự án Tễu à tễu ơi, dự án này một lần nữa giúp bộ môn múa rối nước được quảng bá rộng rãi hơn. Ngoài ra, nhóm cũng mong muốn rối nước sẽ được nhiều bạn trẻ kế thừa và phát triển bằng những cách thức mới, tư duy sáng tạo mới”.
Có thể thấy, đây chính là tín hiệu vui cho những bộ môn nghệ thuật truyền thống đang có dấu hiệu bị quên lãng. Chương trình đã tái hiện lại một thời “vàng son” của múa rối nước với thông điệp: “Đừng mãi chạy theo thời đại mà quên mất bản sắc văn hóa nghệ thuật truyền thống”. Đó cũng chính là lời kêu gọi mọi người hãy thử “sống chậm” hơn một nhịp, dành thời gian nhìn về những giá trị đáng tự hào mà cha ông để lại. Từ đó, mang “Tễu” cùng phát triển để hòa hợp với thời đại và bỏ đi suy nghĩ rằng “truyền thống thì luôn thuộc về quá khứ”.
Theo .