Chọn cho mình chủ đề mang đậm màu sắc tâm linh để làm bài Assignment kết thúc môn Hiệu ứng kỹ xảo với Adobe After Effect, nhóm sinh viên Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Tây nguyên đã khiến người xem phải rùng mình về đoạn phim ngắn “Oan hồn báo oán”.
Để quyết tâm xây dựng một kịch bản phim kinh dị, nhóm 5 thành viên của nhóm gồm các bạn Võ Duy Linh, Nguyễn Đức Huy, Tạ Quang Bình, Nguyễn Hữu Quang Minh và bạn Võ Triệu Vy (sinh viên khóa 16 ngành Thiết Kế Đồ Họa Mỹ Thuật Đa Phương Tiện) đã cân nhắc rất kỹ vì hiểu rõ độ khó khi lựa chọn chủ đề nhạy cảm này để thực hiện. Tuy nhiên với nỗ lực cố gắng muốn chinh phục những điều khó khăn, nhóm vẫn quyết định bắt tay vào thực hiện tất cả các công đoạn từ lên kịch bản, quay phim, dựng phim,…
Chia sẻ về quá trình hình thành và hoàn thiện sản phẩm của nhóm, bạn Võ Duy Linh (trưởng nhóm) cho biết: “Để thực hiện đoạn phim ngắn 10 phút này, cả nhóm đã mất thời gian là 1 tháng bao gồm khoảng 7 ngày để viết kịch bản, lên concept quay và khoảng 2 ngày để nhóm có thể xác định được địa điểm quay hợp lí. Trong thời gian 2 tuần quay phim, các thành viên trong nhóm lần lượt bị Covid 19 và cũng vào dịp mưa nên thời gian quay bị hạn hẹp lại và cũng có lúc phải quay cả mưa để đảm bảo tiến độ cho phim”.
Sau đó, cả nhóm tiếp tục mất thêm 2 tuần để làm hiệu ứng cho phim cũng như quay lại những cảnh bị hỏng vì bộ phim của nhóm đa phần là phải quay đêm mà quay đêm rất khó, thường ánh sáng không đủ. Thời gian còn lại, chúng mình hoàn thiện báo cáo kết thúc môn”.
Thông qua cốt truyện, những hình ảnh rùng rợn, bí hiểm, ánh sáng mờ ảo và những âm thanh rùng rợn,… hay có những cảnh giật mình, nhóm đã khéo léo lồng ghép yếu tố hồi hộp, căng thẳng xuyên suốt bộ phim, kích thích tâm trạng của người xem, đi từ lo lắng, hồi hộp đến bất ngờ.
“Mãn nhãn” với các hiệu ứng đã sử dụng trong phim khiến nhiều người phải “rùng mình” khi xem, nhóm cho biết đã sử dụng máy ảnh, điện thoại, đèn led để quay, sử dụng ván trượt để di chuyển nhân vật và máy quay, phông xanh để tạo hiệu ứng. Đồng thời, sử dụng After Eect để làm hiệu ứng phim Adobe Premiere ghép nối phim, Adobe Photoshop, Adobe IIIustrator để làm poster phim. Ngoài ra trong phần hậu kì các thành viên đã sử dụng hiệu ứng Light Burts, Frame by frame, Phông xanh, Light sweep, trackmask cùng với saber và công cụ tách nền,… kỹ thuật hiệu ứng âm thanh kinh dị để tăng thêm phần kịch tính cho phim.
Chia sẻ về những khó khăn mà nhóm gặp phải khi thực hiện bài tập lần này, Linh tâm sự: “Do chọn đề tài là phim ngắn kinh dị nên thời gian quay chủ yếu là vào ban đêm, lại phải chọn nơi thanh vắng ít người qua lại nên nhiều lúc các thành viên cũng ái ngại vì sợ bị hiểu lầm làm việc xấu.
Chưa kể thời gian này nhiều thành viên trong nhóm bị nhiễm dịch Covid 19 nên sức khỏe cũng bị ảnh hưởng lại phải cố gắng hoàn thành bài tập nên khá mệt. Tuy nhiên nhờ sự đồng lòng, hỗ trợ lẫn nhau nên nhóm đã hoàn thành được bài tập và cũng được giảng viên đánh giá tốt, khiến ai cũng vui”.
Cùng xem lại thước phim ấn tượng do nhóm kỳ công thực hiện: