Agency và Client: Con đường nào dành cho bạn?

18:16 30/08/2021

Client và Agency có thể được xem là hai thuật ngữ được nhắc đi nhắc lại khá nhiều đối với các bạn đã và đang theo học chuyên ngành Marketing. Và có lẽ câu hỏi được đặt ra nhiều nhất khi các bạn nghe đến hai thuật ngữ này đó là: “Mình sẽ làm gì tại hai môi trường này?” Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ về một vài vị trí mà các bạn Marketer có thể sẽ đảm nhiệm tại Client.

Con đường nghề nghiệp Marketing tại Client

CON ĐƯỜNG NGHỀ NGHIỆP MARKETING TẠI CLIENT

  • Thực tập sinh marketing (Intern/ Marketing Assistant)

Kinh nghiệm: 0 – 2 năm

Đây là một vị trí dành cho các bạn sinh viên mới ra trường hoặc vừa bắt đầu với công việc marketing. Thực tập sinh hay trợ lý phòng Marketing, công việc của bạn lúc này đơn giản là theo dõi và báo cáo các hoạt động marketing. Thực hiện các công việc theo kế hoạch định hướng có sẵn của trưởng nhóm, trưởng phòng.

Vậy có cần mất quá nhiều thời gian ở vị trí này? Câu trả lời là KHÔNG. Các bạn hoàn toàn có thể tự tin nếu bạn đầy đủ tố chất vượt qua được vòng thi tuyển dụng Management Trainee của những tập đoàn lớn.

  • Nhân viên marketing (Marketing Executive) hoặc trợ lý trưởng nhãn hàng (Assistant Brand Manager)

Kinh nghiệm: 1 – 2 năm

Vị trí này so với thực tập sinh bạn đã có được nhiều hơn khoảng 1 năm kinh nghiệm, lúc này công việc của bạn là thực thi và giám sát các dự án nhỏ, dự án ngắn hạn, riêng lẻ.

Nếu đã từng là một trợ lý giỏi, bạn có thể được giao quản lý một thương hiệu nhỏ trong công ty.

  • Trưởng nhãn hàng (Brand/ Product Manager)

Kinh nghiệm: tối thiểu 3 năm

Vì sao lại là ít nhất 3 năm? Bởi, ở vị trí này bạn gần như đã rành về việc định hướng thương hiệu, lập kế hoạch, quản lý, giám sát và bớt đi những trách nhiệm thực thi, báo cáo, nhường những việc này lại cho các bạn trẻ trong team.

Và để có thể đảm nhận vị trí này, ít nhất bạn phải có hai đến ba năm trải qua ở những vị trí thực thi như nhân viên marketing hay trợ lý trưởng nhãn hàng. Điều này cho thấy cơ hội thăng tiến của chúng ta được quyết định rất nhiều ở những biểu hiện từ ban đầu khi làm một thực tập sinh hay một nhân viên đúng không nào?

Với kinh nghiệm tối thiểu 3 năm, sinh viên có thể đảm nhiệm vị trí trưởng nhãn hàng
  • Trưởng nhãn hàng cao cấp hoặc trưởng ngành hàng

Kinh nghiệm: 5 – 7 năm

Thật ra đến vị trí này số lượng năm kinh nghiệm không còn là con số mà lãnh đạo một doanh nghiệp dành quá nhiều sự quan tâm. Điều Client xem ở mỗi cấp quản lý để có sự đề bạc đó là doanh thu, sự tăng trưởng độ nhận diện của nhãn hàng hằng năm. Các bạn sẽ được cân nhắc lên các cấp quản lý cao hơn, được quản lý nhiều nhãn hàng hơn và cuối cùng, bạn hoàn toàn có thể trở thành trưởng ngành hàng.

  • Giám đốc Marketing (Marketing Manager/ Director)

Kinh nghiệm: 9- 10 năm

Tương tự như ở trên, sự thành công của ngành hàng sẽ đưa bạn lên vị trí giám đốc Marketing, CMO. Lúc này, bạn không chỉ quản lý các hoạt động của phòng ban nữa mà còn góp phần vào định hướng chiến lược cho công ty.

VẬY ĐỂ BẮT ĐẦU VỚI CON ĐƯỜNG NÀY, CHÚNG TA NÊN TRANG BỊ NHỮNG GÌ?

Tinh thần học hỏi: Đây là tính chất quan trọng nhất của một người khi bắt đầu với bất cứ ngành nghề nào. Đặc biệt với chuyên ngành Marketing, khi truyền thông kết hợp cùng với công nghệ kỹ thuật số, sự thay đổi từ thị trường, đối thủ, người tiêu dùng diễn ra hàng giờ đòi hỏi bạn phải luôn tự trau dồi kiến thức hằng ngày. Hãy luôn đặt ra những câu hỏi: “Tại sao và vì sao?”, nên có sự tò mò cực lớn về thị trường và người tiêu dùng.

Kiên định và quyết đoán: Ý tưởng áp dụng tốt cho nhãn hàng này liệu có tốt có nhãn hàng kia? Mô hình áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp này có cần điều chỉnh khi áp dụng cho doanh nghiệp khác hay không? Suy cho cùng sự đúng sai trong ngành này mang tính tương đối, vì vậy phải luôn có lựa chọn cho riêng mình và kiên định đến cùng.

Cần chuẩn bị những gì trên con đường sự nghiệp Marketing?

Sự linh hoạt và cởi mở: Đến đây nghe có vẻ “hơi sai sai” nhỉ? Sao lại đối lập với những gì đã đọc ở ý 2 đúng không? Tuy nhiên “Kiên định và quyết đoán” – “Sự linh hoạt và cởi mở” là những yếu tố bổ sung cho nhau. Nói dễ hiểu, hãy kiên định nhưng đừng nên bảo thủ, hãy thử sáng tạo, vượt qua định kiến, khuôn khổ của bản thân để thực hiện những điều mới mẻ. Bước ra khỏi vùng an toàn đi chứ!

Đến đây, có thể bạn đã nắm được phần nào con đường nghề nghiệp của người làm Marketing tại Client, những vị trí bạn có thể thăng tiến cũng như những hành trang mình cần chuẩn bị là gì.

Vậy lộ trình thăng tiến lại Agency là gì? Hãy đón đọc những nội dung tiếp theo nhé!

Vũ Thị Quỳnh Thư 

BM Kinh tế – FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận