Bí quyết viết email từ chối nhận việc “được lòng” nhà tuyển dụng

10:24 31/12/2021

Viết email từ chối không phải là việc đơn giản? Các bạn sinh viên Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội đã biết những vấn đề này chưa?

Kì thực tập Spring 2022 sắp diễn ra, các sinh viên kì 7 tại FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội sẽ tham gia ứng tuyển vào nhiều công ty khác nhau để tìm được nơi thực tập phù hợp. Tuy nhiên, mỗi sinh viên chỉ được chọn một công ty và phải từ chối các doanh nghiệp còn lại. Vậy làm thế nào để viết email từ chối nhận việc lịch sự, tránh mất lòng nhà tuyển dụng?

Có không ít sinh viên chọn cách im lặng để từ chối một công việc, tuy vậy, đây không phải là cách ứng xử khéo léo và lịch thiệp bởi việc im lặng khiến công ty không biết liệu rằng bạn đã nhận được email chưa, trong thời gian chờ đợi bạn, họ đã bỏ qua những ứng viên thích hợp. Vì vậy, để tránh mất thời gian đôi bên cũng như thể hiện cách làm việc chuyên nghiệp, sinh viên cần biết cách từ chối nhận việc nếu như nhận được lời mời từ nhà tuyển dụng nhưng không muốn bắt đầu công việc.

Dàn ý “chuẩn” cho thư từ chối nhận việc

1. Tiêu đề email 

Đối với tiêu đề của một thư từ chối nhận việc, bạn chỉ cần nêu Tên và Vị trí ứng tuyển, tránh lối viết quá thẳng thắn, làm “mất lòng” nhà tuyển dụng như: “Thư từ chối công việc” hay “Thư không nhận việc”, …

2. Nội dung thư

  • Phần Kính gửi: tên người gửi email/thông báo trúng tuyển
  • Giới thiệu bản thân ngắn gọn để nhà tuyển dụng chắc chắn bạn là ai, tránh nhầm lẫn với các ứng viên khác
  • Lời cảm ơn: nhà tuyển dụng vì đã đề nghị một vị trí làm việc dành cho bạn
  • Lời từ chối nhận việc: nên nêu lý do rất ngắn gọn hoặc nói rằng bạn chưa phù hợp với công việc, không nhất thiết phải nói rằng bạn đã nhận việc ở nơi khác. Ở phần này, hãy bày tỏ sự tiếc nuối vì chưa có cơ hội trở thành một phần của công ty và hy vọng vào sự hợp tác trong tương lai.
  • Lời kết: Cảm ơn một lần nữa, bày tỏ hy vọng tương lai có cơ hội hợp tác và để lại thông tin liên lạc

3. Cách viết email từ chối nhận việc (Ví dụ)

Tiêu đề: Nguyễn Văn A _ Vị trí (tên vị trí)

Kính gửi: tên người gửi email/thông báo trúng tuyển,

Em là Nguyễn Văn A,  đã được quý công ty thông báo trúng tuyển vị trí…vào ngày…. Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Anh/Chị … và Quý Doanh nghiệp đã đề nghị vị trí công việc này cho em.

Tuy vậy, xét thấy bản thân chưa thực sự phù hợp với vị trí…. tại Quý doanh nghiệp. Dù rất lấy làm tiếc nhưng em viết email này xin thông báo em chưa thể tiếp nhận công việc tại công ty.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và xin lỗi vì đã làm ảnh hưởng tới việc tuyển dụng của Anh/chị. Mong rằng, trong tương lai em sẽ có cơ hội được hợp tác với Doanh nghiệp.

Trân trọng

Ký tên

Những lưu ý khi viết email từ chối nhận việc

1. Lý do từ chối nhận việc

Nhiều sinh viên chia sẻ đây là phần khó nhất khi viết email từ chối nhận việc. Tuy nhiên, bạn không nên suy nghĩ quá phức tạp, nếu là lý do khó nói và bạn không muốn chia sẻ, bạn chỉ cần viết đơn giản rằng bạn cảm thấy bản thân chưa thực sự phù hợp với công việc.

2. Thời gian gửi email

Sinh viên nên gửi thư từ chối nhận việc càng sớm càng tốt để công ty có thời gian tuyển dụng người phù hợp. Thời gian lý tưởng là gửi email trong vòng 24 giờ sau khi nhận được email từ nhà tuyển dụng.

3. “Chăm sóc” mối quan hệ với nhà tuyển dụng sau khi từ chối ứng tuyển

Có một số người nghĩ rằng nếu bạn không làm việc cho một công ty nào đó thì không cần thiết phải giữ quan hệ với nhà tuyển dụng. Điều này về lâu dài không có lợi cho con đường sự nghiệp của bạn. Các nhà tuyển dụng hôm nay bạn từ chối trong tương lai có thể trở thành đối tác, khách hàng của bạn vì các bạn hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Hơn nữa, việc bạn một lần nữa ứng tuyển vào công ty họ ở một vị trí khác là điều có thể xảy ra. Vì vậy, hãy giữ mối quan hệ tốt với các nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn không làm việc cùng họ.

4. Đừng vội từ chối cơ hội làm việc vì lương thấp

Nếu bạn viết thư từ chối nhận việc vì lương thấp, hãy bày tỏ sự quan tâm của bạn đối với công việc và thẳng thắn bày tỏ vấn đề nằm ở mức lương. Trường hợp này khá nhạy cảm và bạn không nên nói chung chung rằng bạn chưa phù hợp với công việc. Nếu nhà tuyển dụng đủ thiện chí, họ có thể sẽ tăng mức lương để phù hợp với yêu cầu của bạn.

Từ chối nhận việc là một tình huống khá nhạy cảm và khó xử nhưng nếu biết cách hành xử khéo léo và khôn ngoan, bạn vẫn có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng, giúp ích cho con đường sự nghiệp sau này. Phòng Quan hệ doanh nghiệp Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội chúc các bạn sinh viên sẽ có kì thực tập SPRING 2022 thành công tốt đẹp!

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận