Cùng Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá tìm hiểu 5 bước chạy Facebook Ads cho người mới bắt đầu dưới đây, để nắm bắt được cách lên ads và làm chủ trong giao diện Facebook Ads Manager.
Nếu bạn là người mới lần đầu bắt tay vào triển khai công cụ Facebook Ads thì hẳn bạn sẽ có nhiều lăn tăn và cảm thấy “choáng” khi nhìn vào giao diện mới của Facebook Ads Manager đúng không?
- Tại sao lại là Facebook Ads khi tiếp thị trên mạng xã hội?
Thứ nhất, Facebook có lượng người dùng khổng lồ, đây là nơi mọi người chủ động chia sẻ các thông tin cá nhân về nhân khẩu học, sở thích, hành vi,… Bằng việc đó, bạn có thể dễ dàng phân loại khách hàng mục tiêu qua vài thao tác. Thứ hai, Data dồi dào, thời gian online của các đối tượng trên nền tảng Facebook cực lớn. Trung bình mỗi ngày ta dành ít nhất 1 giờ đồng hồ để tương tác, chia sẻ thông tin trên Facebook.
Hiện nay, tuy có nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhưng Facebook vẫn là một kênh tiếp thị hiệu quả, khơi gợi nhu cầu và tương tác được với người dùng nhiều hơn. Vì vậy, Facebook Ads vẫn là một công cụ triển khai hiệu quả đối với các lĩnh vực.
- 5 bước chạy quảng cáo Facebook Ads cho người mới bắt đầu
Thực tế, để lên một chiến dịch quảng cáo trên nền tảng Facebook không hề quá khó khăn. Một số thứ mà bạn cần chuẩn bị trước khi lên Chiến dịch Facebook Ads bao gồm:
- Một tài khoản quảng cáo: Mỗi một tài khoản cá nhân là một tài khoản quảng cáo. Quy tắc đối với tài khoản quảng cáo như sau:
- Tài khoản cá nhân nên sử dụng càng lâu càng tốt, vì như vây Facebook sẽ đánh giá tài khoản của bạn có độ uy tín cao hơn.
Đối với các Tài khoản mới, các bạn nên dành ra 1 tháng để xây dựng tài khoản bằng cách đăng các nội dung lên tường cá nhân và đi kết bạn với người khác (>300 bạn bè). Ngoài ra bạn cũng nên khai báo đầy đủ thông tin cá nhân để tăng độ uy tín cho tài khoản.
- Thẻ Visa hoặc ví Momo: Thẻ Visa có 2 loại: Credit và Debit. Credit là thẻ tiêu trước trả sau, còn Debit là trả tiền trước rồi mới được tiêu. Khi thực hiện chạy quảng cáo, chúng ta nên sử dụng thẻ Credit để đảm bảo an toàn trong thanh toán.
Bước 1: Xây dựng chiến lược quảng cáo
Trước khi bắt tay vào sử dụng công cụ quảng cáo Facebook Ads, bạn hãy trả lời các các câu hỏi sau:
- Sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang quảng bá là gì?
- Đối tượng khách hàng bạn nhắm đến là ai?
- Đối tượng khách hàng này sẽ sử dụng sản phẩm như thế nào?
- Đối tượng khách hàng này mong muốn điều gì?
- Pain point (vấn đề khách hàng đang gặp phải) của khách hàng là gì?
- Mục tiêu của chạy quảng cáo: Bán hàng hay tăng lượng truy cập?
Nếu bạn không có hướng đi rõ ràng thì bạn không thể tạo ra được một quảng cáo đem lại kết quả bạn mong muốn. Làm sao ta có thể đến đích khi đường đi có hàng chục ngã rẽ đúng không nào?
Bước 2: Chọn mục tiêu của Campaign (chiến dịch quảng cáo)
Facebook Ads Manager là khu vực quản lý quảng cáo. Có ba cấp độ quảng cáo: Chiến dịch – Nhóm quảng cáo – Quảng cáo (Như hình bên dưới).
Bấm chọn: Tạo
Khi tạo chiến dịch, điều đầu tiên bạn phải làm chính là chọn mục tiêu cho chiến dịch. Bạn sẽ được đề xuất các nhóm mục tiêu lớn như:
Ở đây, sẽ tuỳ vào nhu cầu của bạn (Đã đề cập ở bước 1) để lựa chọn mục tiêu chiến dịch:
Lưu lượng truy cập: Chuyển mọi người tới đích đến nào đó, chẳng hạn như trang web, ứng dụng hoặc sự kiện trên Facebook của bạn.
Lượt tương tác: Tăng số tin nhắn, lượt xem video, lượt tương tác với bài viết, lượt thích Trang hoặc lượt phản hồi sự kiện.
Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thêm các hạng mục khác trong giao diện của Facebook Ads Manager.
Bước 3: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu và nơi hiển thị quảng cáo
Đến cấp độ Nhóm quảng cáo, bạn sẽ được tiếp xúc với các yếu tố phân loại người dùng như độ tuổi, nơi ở địa lý, giới tính, ngôn ngữ, hành vi, sở thích,… Quảng cáo của bạn tiếp cận những ai là phụ thuộc vào lựa chọn của bạn.
Nơi hiển thị quảng cáo (platforms) bao gồm nền tảng Facebook, Instagram, Audience Network, Messenger. Đa số chúng ta sẽ lựa chọn trên nền tảng: Facebook, Instagram và Messenger, nền tảng Audience Network hiện tại chưa ổn định nên tương tác còn khá kém.
Bước 4: Xác định ngân sách quảng cáo
Ở phần này, bạn sẽ chọn ngân sách quảng cáo, lên lịch chạy quảng cáo, chọn phương thức tối ưu quảng cáo,…
Bạn có thể chọn ngân sách hàng ngày hoặc ngân sách trọn đời. Ngân sách theo ngày tức là chúng ta chi tiêu cho Facebook Ads trong 1 ngày với số tiền tối thiểu 25.000 đ/ngày. Còn ngân sách trọn đời tức là chúng ta sẽ chi tiêu hết số tiền đó trong khung thời gian lựa chọn.
Đối với quảng cáo không giới hạn thời gian chạy thì chúng ta không cần quan tâm tới ngày kết thúc, còn nếu bạn muốn giới hạn quảng cáo chạy trong một khoảng thời gian thì chúng ta sẽ đặt ngày kết thúc cho quảng cáo.
Bước 5: Thiết kế hình thức và nội dung quảng cáo
Cấp độ cuối cùng là Quảng cáo. Tại cấp độ này, bạn sẽ tự mình sáng tạo nội dung quảng cáo như tiêu đề, mô tả, nút Kêu gọi hành động, đường dẫn mà bạn muốn khách hàng truy cập,… Bạn có thể sử dụng hình ảnh, video đơn hoặc một chuỗi/nhóm hình ảnh sản phẩm,…
Lưu ý đối với những vị trí mà quảng cáo báo lỗi hiển thị, cần khắc phục để quảng cáo được hiển thị tốt nhất.
Sau khi tạo quảng cáo, bạn sẽ phải chờ duyệt một khoảng thời gian trước khi quảng cáo được chạy. Trong Facebook Ads Manager, bạn có thể theo dõi kết quả mà quảng cáo mang lại như lượt click, lượt reach, chi phí trên mỗi lượt click/reach/message,… Phía bên trái tên chiến dịch sẽ có nút Bật/Tắt. Khi bạn không muốn chạy quảng cáo nữa thì bạn có thể tắt quảng cáo.
Trên đây là các bước cơ bản để chúng ta có thể thiết lập được 1 Chiến dịch chạy quảng cáo trên Facebook Ads. Facebook Ads cho bạn rất nhiều lựa chọn. Một khi bạn đã làm quen với cách hoạt động của nó thì nó sẽ giúp bạn nhiều hơn và có nhiều cách tối ưu chiến dịch ở mỗi bước. Facebook Ads là một công cụ linh động. Bạn hãy thường xuyên theo dõi kết quả của quảng cáo và thử điều chỉnh để đạt được kết quả tốt nhất bạn nhé.