Ngồi nghe bản “Debussy” của Clair de Lune, chợt thấy có nhiều cảm xúc. Lâng lâng và nhẹ nhàng. Thế nhưng, thực sự có mấy ai biết âm nhạc để làm gì? Âm nhạc mang lại những điều gì? Có thể nó chỉ nói về nỗi niềm, tâm trạng của mỗi người hay đơn giản chỉ là một cách để đi vào tâm trí con người, giúp đem lại tri thức và những điều tốt đẹp…
Trong thời gian giảng dạy môn Tiếng Anh của mình tại FPT Mạng cá cược bóng đá , mình hiểu sâu sắc hơn được một điều, đó là người ta buộc phải suy nghĩ, vận dụng mọi giác quan và tập trung trí tuệ để tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là trong quá trình dạy và học… Và âm nhạc chính là một công cụ bổ trợ thực sự hữu hiệu trong việc thu hút sự tập trung vào một vấn đề nhất định.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong tất cả những slide bài tập hay từ mới của Blended Elearning đều có nhạc nền. Nhưng tác dụng cuối cùng của việc làm đó là gì, có lẽ rấ ít người đặt ra câu hỏi “Tại sao?“.
1. Âm nhạc và trí thông minh
Thời gian gần đây, mình thấy các chị, các bạn sắp đến kỳ sinh thường xuyên dành rất nhiều thời gian để ngồi nghe những bản nhạc hòa tấu không lời hay những bài hát du dương, tạo cho suy nghĩ và tâm hồn họ sự bình yên, thanh thản hoặc tươi vui…
Mình đã băn khoăn, nhưng rồi mình đã tìm ra lý do cho điều đó.
Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh được rằng, việc nghe nhạc làm tăng trí thông minh cho bé, ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Như vậy, có thể nói âm nhạc có ảnh hưởng nhiều và có tác dụng làm tăng trí thông minh. Nhưng vấn đề là “điều đó thì liên quan gì đến việc áp dụng âm nhạc trong tiếng Anh?”
Mình từng đọc “Frame of Mind” (1983) của Howard Gardner. Tác giả cho thấy con người có rất nhiều kiểu trí thông minh khác nhau.
Có trí thông minh logic toán học, trí thông minh không gian – đây là lí do mà nhiều bạn có khả năng xác định được đường hướng rất tốt, trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh cơ thể (hay còn gọi là trí thông minh thể dục thể thao), trí thông minh giao tiếp cá nhân, thậm chí có cả trí thông minh tự nhiên (dành cho những người có thể ngồi hàng giờ cảm nhận cuộc sống xung quanh)… và cả trí thông minh âm nhạc nữa, tất nhiên rồi.
Vậy suy cho cùng chúng ta đều thông minh, cho dù trên lĩnh vực nào. Vấn đề là khi phát triển bất cứ một trí thông minh nào thì cũng đều kích thích những nếp gấp trên bán cầu não, mà nhiều nếp nhăn thì ta càng thông minh hơn….
Nhưng quan trọng là ở chỗ, phần não đảm nhận về nghe và cảm thụ âm nhạc (hearing) lại rất gần với phần não phát triển cảm nhận và nắm bắt về ngôn ngữ (speech understanding)… Vậy nên âm nhạc và ngôn ngữ tất cả đều là nghệ thuật và đi cùng với nhau. Nói cách khác, âm nhạc giúp ta tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn, mà theo như cách nói bình thường là “học vào hơn”.
2. Cảm hứng dâng tràn
Theo như một nghiên cứu của Đại học John Hopkins thì việc đưa âm nhạc vào bài giảng cũng giống như việc đưa nhạc nền vào một bộ phim. Một bộ phim để lại nhiều dấu ấn hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhạc nền. Như bộ phim bất hủ “Romeo & Juliet” đã từng làm bao nhiêu người phải rơi lệ cũng bởi bản tình ca “A time for us”….
Thế mới thấy cảm xúc của con người chịu ảnh hưởng nhiều bởi âm nhạc. Nghe “Gangnam Style” ai cũng thấy rạo rực, muốn nhảy, nghe “Jingle Bell” thì có cảm giác yêu đời, “A song from the Secret Garden” làm cho lòng người xao xuyến…
Từ trước đến nay, việc học thường bị ảnh hưởng và bị chi phối bởi nhiều thứ. Chính môi trường xung quanh đã có những tác động đến việc có những lúc mình hào hứng, có những lúc uể oải…
Còn đối với “Blended Learning” một hình thức học mới mà tại đó, người học sẽ phải tự học và tự tìm hiểu thì thực sự càng cần có nguồn cảm hứng để tiếp thu kiến thức thật hiệu quả.
Đó chính là lý do để trong mỗi một slide bài tập luôn có một đoạn nhạc nào đó, giúp cho người học tìm được cảm hứng để tiếp tục việc họ đang làm.
Vậy đấy, suy cho cùng học cũng nhẹ nhàng như nghe một bản tình ca.
3. Sự tập trung
Theo như AllPsychologyCareer.com hoặc tại rất nhiều các nghiên cứu khác, con người ta thường hay nhớ nhiều đến các chi tiết nhỏ, lặt vặt. Đừng tưởng chỉ có phụ nữ mới hay nhớ những điều này, các đấng mày râu cũng vậy. Có khi cả buổi nói chuyện, họ chỉ nhớ mỗi một nụ cười hay một ánh mắt bâng quơ.
Giống như trong cuốn “Educating Psyche” của Bernie Neville, việc học có vẻ đơn giản hơn ta nghĩ rất nhiều. Con người ta có thể nhớ và học ở mọi lúc, mọi nơi, tại mọi thời điểm.
Ông kết luận một cách hài hước rằng, thật lạ là ta chỉ nhớ những điều chẳng đáng nhớ mà những điều đáng nhớ thì lại chạy loạn hết trong đầu.
Ví dụ như khi ngồi nghĩ lại xem buổi học thứ 3 tuần trước trên lớp đã học gì, thì có khi chỉ nhớ được là: à, hôm đó cô giáo mặc áo màu xanh, cái quạt bị hỏng giữa chừng, hay bạn A hắt hơi liên tục, chứ kiến thức của bài Unit 5, lesson 2 của Topnotch 1 chắc gì đã nhớ ra.
Như vậy, chúng ta học những chi tiết nhỏ tốt hơn những thứ có chủ đích.
Cũng theo Bernie Neville, việc đưa âm nhạc vào bài giảng đã bỗng nhiên lật ngược quá trình học và nhớ. Khi nhạc được đi kèm với kiến thức, người học sẽ tập trung vào âm nhạc, còn những bài tập cùng từ vựng trở thành những chi tiết nhỏ, và người học sẽ nhớ đến chúng một cách hết sức tự nhiên như nhớ đến việc hôm ấy người bạn mình để ý mặc quần jeans và gội đầu bằng dầu gì…
4. Tại sao là nhạc không lời?
Vậy rõ rồi, âm nhạc tạo ra một môi trường nhiều cảm xúc, phát triển trí thông minh, lại giúp ta nhớ tốt hơn.
Nhưng tại sao là Mozart, tại sao là Beethoven mà không phải là “Gangnam Style” hay Linkin Park? Giống như có ai đó đã băn khoăn sao các bà bầu toàn nghe piano hay saxophone chứ không phải là nhạc sàn của Crazy Frog?
Đơn giản vì nếu nhạc có lời và nhịp quá nhanh sẽ làm chúng ta tập trung vào lời và nhịp mà quên mất việc chính là học thêm kiến thức. Có thể chúng ta sẽ nhún nhảy thay vì ngồi yên và trầm tư lắng nghe trong khi mắt thì nhìn từ mới. Thậm chí có nghiên cứu còn chỉ ra rằng nghe nhạc quá sôi động cũng không tốt cho tim.
Vậy nên, nhạc thính phòng dành cho việc học vẫn là hiệu quả nhất!
5. Kết luận.
Ý thức được tầm quan trọng của âm nhạc trong việc học nói chung và tự học nói riêng, các slides bài tập hay từ vựng của Blended Learning đều sử dụng nhạc nền là những bản như “Sonate” của Beethoven, hay “Cannon in D” của Pachebel… đều là những bản giao hưởng thính phòng đã vượt qua năm tháng từ những thế kỉ 15, 17…
Điều này mang lại cho người học thật nhiều cảm xúc, nhiều điều có ích, mà có lẽ sau này, khi có gia đình, có khi ta sẽ tìm lại những bản nhạc này để nghe và cảm nhận….
Đó là chuyện của một ngày nào đó….
Còn giờ thì hãy học và lấy cảm hứng của chính mình từ điều thú vị đó nhé!
Nguyễn Thị Phương Linh
Giảng viên Tiếng Anh – FPT Mạng cá cược bóng đá
Hà Nội
Giải trí thì tôi thường nghe Linkin Park
Học bài hay làm bài tập thì tôi thường nghe nhạc ko lời và nhẹ, êm