BA (Business Analyst) là gì? Vì sao ngành học này lại hấp dẫn trong thời đại chuyển đổi số? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này tại bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
BA- Business Analyst là gì?
Về cơ bản, BA (Business Analyst) được hiểu như là 1 kĩ sư thiết kế, ở đây là kĩ sư thiết kế trang web, app,…Thực chất các ngành nghề khác nhau đều có một kĩ sư thiết kế, tuy nhiên mỗi ngành nghề sẽ có 1 cách gọi khác. Và ở trong mảng công nghệ chúng ta sẽ tạm gọi BA-IT.
Ngành Business Analyst sẽ chia ra 2 loại:
- BA-IT: những người đã biết về lập trình, hay code, hiểu sâu về cách hệ thống vận hành
- BA- Non IT: những người có chưa đủ kiến thức về code hay những bạn từ ngành khác chuyển sang.
Học Business Analyst ra trường làm gì?
Một kĩ sư thiết kế sẽ là người giải quyết các vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp phải, các doanh nghiệp có mục tiêu giải quyết các vấn đề này. Các mục tiêu đó gọi là Business Ojbjective.
Ví dụ 1 bệnh viện muốn giảm tải vấn đề lưu trữ sổ sách hồ sơ bệnh nhân. Mục tiêu của họ ở đây là có 1 hệ thống lưu trữ các thông tin này một cách nhanh chóng. Việc làm của BA lúc này là lấy yêu câu từ phía Doanh nghiệp và team Dev. Ở đây chúng ta gọi tất cả họ là các stakeholder. Sau khi hoàn thành bước này, các kỹ sư thiết kế sẽ đưa ra các chức năng, giải pháp cho vấn đề này sao cho thuận tiện nhanh chóng hơn so với quy trình lưu hồ sơ cũ.
Ai có thể trở thành Business analyst?
Đã có rất nhiều người “tay ngang” chuyển sang làm Business Analyst và gặt hái nhiều thành công. Chỉ cần có những yếu tố này, các bạn đã có thể có trở thành những Business Analyst rồi đấy!
- Có sự đam mê và tâm huyết
- Chỉn chu
- Có khả năng giải quyết vấn đề của người khác
Còn lại các kĩ năng mà một Business Analyst cần có thể rèn luyện thêm khi đi làm. Vì vậy, chỉ cần am hiểu chuyên ngành nào đó và muốn trở thành Business Analyst, các bạn có thể bắt tay vào nghiên cứu ngành nghề này từ bây giờ!
Các kỹ thuật tự học Business Analyst
Có thể nói, học làm Business Analyst cũng chính là học cách tự học, bởi vì trong những năng lực của BA có “Learning” và “Teaching”, trong các kỹ thuật của BA có “Brainstorming”, “Mind mapping”, “Document analysis”, “Glossary”, “Data dictionary”, “Observation”, “Reviews”, “Lessons learned”… Càng học nhiều, làm nhiều về ngành này, các bạn sẽ càng thấy khả năng học tập và nghiên cứu của mình tăng lên đáng kể.
Bất giác, chúng ta sẽ nhận ra mình đang áp dụng chính những kỹ thuật trong nghề để học nghề, và có thể áp dụng học cả những thứ khác nữa. Đó chính là điều kỳ diệu của Business Analyst.
Bài viết này chia sẻ các kỹ thuật tự học BA hiệu quả, nhưng cũng áp dụng được để tự học bất cứ môn lý thuyết nào khác. Vì tôn chỉ của người làm BA là: “Improve future performance, reduce future risk!” (Bạn càng cải thiện năng lực, càng giảm được rủi ro về sau).
Các bạn có thể tham khảo những kỹ thuật xác định mục tiêu học tập sau:
- Benchmarking & Market analysis:
Tìm hiểu tiêu chuẩn của Business Analyst; quy trình nghiệp vụ tại các công ty công nghệ hàng đầu, hoặc chứng nhận của IIBA (International Institute of Business Analysis) có thể được coi là tiêu chuẩn để phấn đấu và học tập, vì đã được công nhận rộng rãi. Chúng ta có thể tìm hiểu các quy chuẩn này thông qua các JD tuyển dụng Business Analyst của các công ty, đọc hoặc nghe chia sẻ của các BA ở đó, xem qua website của IIBA, v.v…, từ đó định hình mục tiêu cần học gì để đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu. -
SWOT Analysis:
Phân tích điểm mạnh (S), điểm yếu của bản thân (W), cũng như cơ hội (O) và thách thức (T) từ thị trường tuyển dụng Business Analyst. Từ đó, các bạn sẽ xác định được 4 việc cần làm:
1. Học nâng cao điểm mạnh để tăng cơ hội (SO)
2. Nâng cao điểm mạnh để vượt qua thách thức (ST)
3. Tìm kiếm cơ hội có thể tận dụng để khắc phục điểm yếu (WO)
4. Nhận thức được thách thức từ điểm yếu của mình (WT). -
Estimization:
Ước lượng, dự toán thời gian, chi phí, tài nguyên cần thiết để phục vụ việc học. Có một số cách ước lượng:
1. Analogous (Tương tự): Tham khảo kinh nghiệm các BA khác.
2. Bottom-up (Từ dưới lên): Liệt kê các mục công việc lớn, chia nhỏ ra chi tiết, ước tính thời gian và chi phí cho các mục nhỏ, rồi cộng ra số tổng.
3. Triangular (Tam giác): Dự toán cho 3 phương án, có khả năng nhất (A), bi quan nhất (B) và lạc quan nhất (C), Dự toán cho cả dự án = (A*4+B+C)/6 -
Financial analysis:
Dùng để quyết định có nên bắt tay vào học trong thời điểm hiện tại hay không, bằng cách so sánh chi phí và lợi ích theo thời gian. Nếu lợi ích trừ chi phí của việc học cao hơn việc làm hiện tại thì nên học, và ngược lại. Có 3 chỉ số thường dùng các bạn có thể search cách tính: ROI, NPV, IRR.
-
Scope modeling:
Đây là kỹ thuật xác định phạm vi cần học; phạm vi học phụ thuộc vào phạm vi công việc sẽ làm.
– Với Fresher: Phạm vi công việc sẽ tương ứng với chương trình học ECBA (chưa có kinh nghiệm).
– Với Junior: Phạm vi công việc tương ứng với CCBA (2 năm kinh nghiệm).
– Với Junior: Phạm vi công việc tương ứng với CBAP (4 năm kinh nghiệm).
Trên website của IIBA có blueprint cho mỗi cấp độ, VD ECBA chỉ học khoảng 60-70% nội dung cuốn BABOK. Các bạn nên xem khả năng mình học tới đâu để áp dụng tới đó nhé. -
Prioritization:
Đây là kỹ thuật xác định những mục tiêu cần ưu tiên. Kỹ thuật này sẽ trả lời cho các bạn những câu hỏi như:
– Trong danh sách những thứ bạn muốn học, cái nào là quan trọng và cần thiết nhất?
– Trong checklist các milestone trên con đường học môn đó, đâu là mốc gần nhất? (Các mốc từ căn bản đến nâng cao). Từ nay đến mốc đó, các việc cần làm là gì, việc nào cần làm trước?
– Đặt số thứ tự mức ưu tiên cho các công việc (Cao, trung bình, thấp hoặc 1, 2, 3…) và thực hiện theo thứ tự. -
Vendor assessment:
Đây là kĩ thuật xác định các “nhà cung cấp” tiềm năng. Kỹ thuật này sẽ trả lời cho các bạn những câu hỏi:
– Có thể mua khoá học từ những ai? Công ty nào?
– Lập bảng so sánh ưu, nhược điểm của các bên, chấm điểm cho mỗi tiêu chí của bạn theo trọng số tuỳ theo mức độ quan trọng đối với bạn (VD chi phí là khá quan trọng với bạn, bạn cho nó trọng số 30%, khoá học nào đắt chấm điểm thấp, khoá nào rẻ cho điểm cao) từ đó lựa chọn khoá học hoặc sản phẩm của nhà nào có tổng điểm cao nhất.
Mong rằng, những kiến thức vừa rồi đã giúp các bạn có thêm tự tin để trở thành Business Analyst thực thụ. Chúc các bạn thành công với quyết định bản thân đã chọn!