Căng thẳng cuộc đua xét tuyển nguyện vọng bổ sung

12:50 18/09/2014

GiadinhNet – Để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển và tuyển đủ chỉ tiêu, một số trường ĐH, CĐ đã dành nhiều chỉ tiêu để xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Thế nhưng đối với thí sinh, con đường học vấn sau khi trượt nguyện vọng 1 vẫn gian nan, mệt mỏi.

Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá
 xét tuyển nguyện vọng bổ sung tháng 10/2014
Thí sinh tìm hiểu thông tin, đăng ký xét tuyển NV2 tại các trường.
Nhiều chỉ tiêu “khó nhằn”
Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, thời điểm xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NV2) của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014 bắt đầu từ ngày 20/8 và kết thúc ngày 31/10 đối với các trường ĐH và ngày 15/11 đối với hệ CĐ, mỗi đợt xét tuyển 20 ngày. Hơn 1 tuần kể từ ngày một số trường công bố xét tuyển nguyện vọng bổ sung, hàng trăm nghìn thí sinh đạt trên điểm sàn nhưng trượt NV1 đã tìm kiếm cho mình cơ hội trúng tuyển vào đại học.
Năm nay, nhiều trường ĐH công lập “tốp trên” công bố xét tuyển nhiều chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung. Ví dụ như, ĐH Ngoại thương dành gần 100 chỉ tiêu cho cơ sở của trường tại Quảng Ninh. ĐH Bách khoa dành xét tuyển cho ngành Ngôn ngữ Anh (khối D1) với 210 chỉ tiêu. Thí sinh có điểm thi khối D1 từ 22 điểm trở lên cũng có cơ hội xét tuyển vào Trường ĐH Luật ngành Ngôn ngữ Anh và chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý với 60 chỉ tiêu…
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố 3 mức điểm sàn khác nhau đối với kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014, theo thống kê có khoảng 300.000 thí sinh đạt điểm sàn vẫn có nguy cơ trượt ĐH. Lượng dôi dư khá lớn năm nay sẽ là nguồn tuyển dồi dào cho các trường. Tuy nhiên, đối với thí sinh, nó sẽ khiến cho cuộc đua NV2 trở nên khốc liệt hơn, đặc biệt là ở những trường “top trên”. Nhiều trường dù lấy điểm cao, nhưng lượng hồ sơ đã nhận lên gấp hàng chục lần so với chỉ tiêu, ví dụ như ĐH Cần Thơ, ĐH Hoa Sen…
Để trúng tuyển vào trường như mong muốn, các thí sinh sẽ phải tiếp tục cuộc đua tranh khốc liệt không kém kì thi vừa qua bởi cũng như những năm trước, đa phần các trường ĐH “top trên” dành ít chỉ tiêu cho xét tuyển NV2, hoặc nếu có thì chỉ ở những ngành có sức hút kém. Vì thế, đa số các thí sinh sẽ đổ dồn vào tranh suất học NV2 tại các trường ĐH “top giữa”. Thậm chí để chắc ăn, một số thí sinh còn dự tính nộp hồ sơ vào các trường dân lập.
Thí sinh, nhà trường đều rối
Kỳ tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục mở thêm cơ hội trúng tuyển cho các thí sinh trượt NV1 tham gia đợt xét tuyển NV2 nếu đạt từ điểm sàn trở lên. Mỗi thí sinh tham gia kỳ thi “3 chung” nếu đạt điểm sàn sẽ được trường đăng ký dự thi cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi, thí sinh dùng kết quả thi này tham gia đăng ký xét truyển vào các trường còn chỉ tiêu. Các trường ĐH, CĐ tổ chức xét tuyển sẽ tự quy định mức lệ phí, thời gian nhận hồ sơ của thí sinh.
Đến thời điểm này, nhiều thí sinh vẫn chưa nhận được giấy báo điểm, do nhà trường chậm trễ, thậm chí nhiều trường còn tự ý chuyển thí sinh trúng tuyển sang khoa khác, hoặc có giấy gọi làm thủ tục trúng tuyển vào hệ cao đẳng trong khi thí sinh không hề đăng ký. Hay gần đây, hơn 150 thí sinh dự thi khối A1 của Trường ĐH Tài nguyên – Môi trường TPHCM đã bị in sai kết quả môn thi thành khối A, khiến các thí sinh không thể mang kết quả đi nộp xét tuyển NV2, nhà trường đã phải tổ chức cấp lại cho thí sinh.
Theo phản ánh của một số thí sinh, đợt xét tuyển NV2 là cơ hội cho thí sinh nhưng cũng rất vất vả, căng thẳng. Thí sinh Trần Đức Hùng (Hải Hậu, Nam Định) chia sẻ: “Năm nay em thi đại học được 20 điểm khối A, trượt NV1 đành phải trông chờ ở đợt xét tuyển NV2. Tuy nhiên, việc tìm kiếm, lựa chọn trường, ngành đào tạo cũng rất khó khăn, bởi phải phù hợp với sở thích, mức điểm của mình. Em đã phải lên trường đã dự thi ở Hà Nội để xin giấy chứng nhận kết quả, rồi phải chạy qua các trường để nộp hồ sơ xét tuyển. Sau đó, nếu không đỗ, lại phải tới rút hồ sơ để tiếp tục nộp sang trường khác”.
Dù được dự báo có nguồn tuyển dồi dào, song với một số trường ĐH, CĐ thì đợt xét tuyển NV2 cũng rất khó khăn bởi sức cạnh tranh giữa các trường trong việc thu hút thí sinh, nhất là các trường công lập “top dưới”, trường ngoài công lập. Sau nhiều năm “bết bát” về tuyển sinh, năm nay nhiều trường ngoài công lập dù đã tung ra các “chiêu” học bổng, quà tặng, ưu đãi về chỗ ở… nhằm thu hút thí sinh nhưng kết quả cũng không mấy khả quan.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong thời gian xét tuyển nguyện vọng bổ sung, các trường ĐH, CĐ phải thống kê và công bố danh sách thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung trên trang web của trường. Các thống kê này, ngoài số lượng hồ sơ còn có các thông tin của thí sinh như ngành xét tuyển, điểm thi, khối… để thí sinh tham khảo và có thể rút hồ sơ xét tuyển.
Các trường có thể xét tuyển bổ sung trong nhiều đợt, thời gian xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày. Sau khi kết thúc thời gian nhận hồ sơ, các trường sẽ xét điểm thi từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu, không có trường hợp ưu tiên cho thí sinh nộp hồ sơ trước. Thí sinh ở xa gửi hồ sơ qua bưu điện, thời gian tính để xét tuyển là ngày ghi trên bì thư.
Theo Giadinh.net

FPT Mạng cá cược bóng đá xét tuyển Cao đẳng trên toàn quốc.

Hạn nộp hồ sơ: trước ngày 25/10/2014. Nhập học: 3/11/2014.

Thông tin chi tiết, xem tại: //westview-heights.com/tuyen-sinh-cao-dang-xet-tuyen/

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận