Từ lâu, đại học được coi là con đường sáng giá để người trẻ bước vào đời với cơ hội việc làm, lương bổng và thu nhập vững chắc. Nhưng thực tế, lối đi đến thành công của mỗi người là khác nhau. Và có những con đường không mang tên “đại học” – vẫn rộng mở, tươi sáng hơn rất nhiều.
Khi đại học “chỉ là mơ”
Vì nhiều lý do, sự kì vọng của cha mẹ, chút “hãnh tiến” sẵn có trong gia đình, hay định kiến từ xã hội… rất nhiều bạn trẻ được định hướng, phải vào đại học mới có thể thành đạt. Họ mơ chạm vào ngôi trường đại học, mơ đời sinh viên đầy ắp niềm vui và đích đến “công ăn việc làm đảm bảo”. Thế nhưng, 12 năm học hành vất vả, thêm 4 năm miệt mài trên giảng đường đại học, mỗi người tốn không ít tiền bạc và thời gian, công sức học hành, song không phải ai cũng thật sự đạt được kì vọng của gia đình, tìm thấy niềm vui, hạnh phúc của bản thân.
Không hiếm người chán nản vì không thích thú với việc học, không được học ngành, nghề phù hợp với mình, hay đơn giản, vì không thích, không “hợp” với trường đại học. Cũng có rất nhiều bạn trẻ, chấp nhận buông xuôi theo sự lựa chọn của gia đình, nên rút cục, tốt nghiệp đại học vẫn hoàn toàn không có phương hướng cho tương lai: Kiến thức non nớt, kinh nghiệm thực hành thiếu thốn, kỹ năng sống lẫn kỹ năng làm việc hầu như không biết. Họ lạc giữa “ma trận” tìm việc, làm trái ngành nghề hoặc chôn chân nơi công sở với một công việc nhàm chán.
Bi đát hơn, có hàng trăm nghìn cử nhân đại học thất nghiệp, có những người phải giấu bằng đại học để xin vào làm công nhân. Theo số liệu của bộ lao động Thương binh và Xã hội, năm 2015, cả nước có trên 200.000 người có trình độ đại học trở xuyên thất nghiệp, chiếm 20% tổng số lao động thất nghiệp. Con số ấy còn tiếp tục gia tăng theo các năm, dấy lên một hồi chuông cảnh báo về những người trẻ liều mình vào đại học mà chưa hiểu về năng lực, đam mê cũng như khả năng tài chính của mình.
Những con đường khác
Không phủ nhận, vào đại học mang lại cho người trẻ những lợi thế nhất định, song đây không phải là lựa chọn sáng giá duy nhất để thành công. Nhiều người đã mạnh dạn đi theo niềm đam mê của mình, chọn học nghề phù hợp và đi theo một lộ trình thực chất hơn, chắc chắn hơn.
Trịnh Đức Cung – cựu sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá chia sẻ, sau khi tốt nghiệp lớp 12, Cung đã nhất quyết không thi đại học mà chỉ muốn học Cao đẳng, trường nghề để được “thực học, thực nghiệp”, rút ngắn chặng đường trở thành một lập trình viên công nghệ thông tin như mơ ước từ nhỏ của cậu. Bị gia đình phản đối, Cung càng quyết tâm, lấy hành động để chứng minh. Suốt 2 năm học tại Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá , cậu sinh viên sinh năm 1994 luôn nỗ lực trong học tập. Kết quả, Cung là sinh viên xuất sắc, đi làm thêm từ khi chưa tốt nghiệp. Ra trường, Cung làm việc ở vị trí quản lý – trưởng phòng một công ty ở Hà Nội, đồng thời làm thêm với mức thu nhập đáng kể – 15 triệu đồng/ tháng.
Còn Nguyễn Văn Hiệp – Cử nhân khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghiệp TP.HCM (chi nhánh Hà Nội), dù có việc làm sớm sau khi ra trường, nhưng Hiệp lại quyết định vào học tại Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá để học chuyên ngành Lập trình máy tính – Thiết bị di động với kì vọng, sẽ tiếp cận được với doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Với những cố gắng và định hướng rõ rệt ấy, Hiệp đang dần đạt được mong ước: Cho ra đời sản phẩm ứng dụng mobile được doanh nghiệp đánh giá cao, đang làm việc tại vị trí lập trình viên của Công ty cổ phần phần mềm FPT.
Những người trẻ như Cung, như Hiệp… là minh chứng cho những thành công nhờ mạnh dạn chọn “con đường khác” đại học. Đó là học nghề đúng sở trường, là tìm được môi trường học tập “thực học, thực nghiệp” như tại Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá . Ở đó, họ vừa được theo đuổi đam mê, vừa được học, được làm, vừa được tạo mọi điều kiện để sớm thành nghề, gặp gỡ được các nhà tuyển dụng uy tín cũng như khai mở giúp họ con đường sự nghiệp bền vững. Đường họ đi có thể khác với số đông, nhưng là lựa chọn sáng suốt, dẫn đến những quả ngọt trong cuộc sống mà họ sẽ còn tiếp tục gặt hái được nhiều hơn nữa, trong tương lai.