Học Marketing ra làm gì? (Phần 1): Sự khác nhau giữa Client vs Agency

16:05 07/06/2022

Là một marketer bạn có phân biệt được “Client” và “Agency”? Tại sao nhiều bạn sinh viên khi ra trường lại muốn làm việc ở Agency hơn Client? Có bao nhiêu loại hình Agency tại Việt Nam? Hãy cùng Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá tìm hiểu để bạn có cho mình những lựa chọn, định hướng nghề nghiệp phù hợp nhé!

  • Client là gì? Agency là gì?

Client – khách hàng, nhãn hàng… được hiểu là những công ty kinh doanh, sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch  cho người tiêu dùng. Có thể kể đến các Client lớn tại Việt Nam như Unilever, P&G, Pepsi, Coca-Cola,… Ở các Client sẽ có phòng Marketing gồm nhiều bộ phận chuyên môn khách nhau (Branding, Trade Marketing, Reseach, Digital Marketing,…), công việc chính của các bộ phận này sẽ bao gồm hầu hết các hoạt động marketing như nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch truyền thông, triển khai quảng bá, đánh giá,… từ khi sản phẩm, dịch vụ còn “thai nghén” đến khi ra đời, trưởng thành và phát triển. 

Vì khối lượng công việc rất lớn nhưng số lượng nhân sự thì không đủ nên nhiều Client đã “oursource” (thuê ngoài) các hạng mục marketing, quảng cáo, từ đó các “Agency” ra đời…

Agency – công ty dịch vụ tiếp thị, chuyên cung cấp các gói dịch vụ liên quan đến marketing (thường tập trung ở mảng quảng cáo) cho các doanh nghiệp (Client). Agency thông thường phải làm việc với nhiều Client ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, đề xuất và mang đến các giải pháp hữu hiệu cho khách hàng hàng của mình.

Cũng bởi vì lý do phải làm việc với nhiều Client cùng lúc nên môi trường làm việc ở Agency vô cùng năng động, sôi nổi, đi kèm là áp lực không nhỏ nhưng cơ hội phát triển thì lại khá nhanh. Chính vì điều này mà nhiều bạn trẻ ngay khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng đã lựa chọn đầu quân về Agency để gắn bó và phát triển bản thân hơn. 

  • Đặc thù công việc tại Client và Agency

Client

Làm việc tại các Client đồng nghĩa là bạn đang “làm nhiều việc cho một người”, bạn sẽ được tham gia vào tất cả các quy trình: nghiên cứu sản phẩm, lên concept truyền thông, dự trù ngân sách, brief cho Agency, triển khai cùng Agecy, tối ưu hoá chiến dịch quảng cáo, đo lường… đây đều là những công việc đòi hỏi bạn phải thật sự “master” – am hiểu về “đứa con” brand của mình, “brand love” (tình yêu thương hiệu) của bạn cũng phải cực kỳ lớn thì bạn mới bám trụ lâu cùng Client được.

Làm việc ở Client sẽ giúp bạn có tư duy, nền tảng marketing full-stack tốt, bạn sẽ dần hình thành một cảm quan “sense” về sản phẩm của thương hiệu mình và thị trường, điều mà Agency khó mang đến cho bạn được.

Bên cạnh đó, có rất nhiều áp lực vô hình mà người làm Client phải vượt qua, có thể là chỉ tiêu về doanh số (sales), thị phần (market share), là sức khoẻ của thương hiệu mình đang quản lý (brand health), vận hành, giao tiếp kết nối với các phòng ban… Có một thực tế là làm việc ở Client sẽ không mang nhiều tính sáng tạo như các bạn trẻ vẫn hay hình dung về nghề marketing.

Agency

Ngược lại so với Client thì Agency đặc thù hơn, “chuyên môn hoá” và tập trung vào “một việc cho nhiều người” hơn. Ví dụ Agency của bạn là công ty chuyên về quảng cáo Facebook, Google thì các công việc bạn làm đều xoay quanh quảng cáo Facebook, Google… nhưng lại là cho nhiều khách hàng (Client) khác nhau trong cùng một thời điểm.

Làm việc ở Agency bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều sản phẩm, ngành hàng, vấn đề… mỗi ngày, khiến bạn luôn “mới mẻ” và cảm thấy thú vị. Thử tưởng tượng, ngay buổi sáng bạn còn “đóng vai” anh chàng IT thứ thiệt nghiên cứu về công nghệ thông tin, thì trưa đến bạn đã phải “vào vai” cô nàng bánh bèo “trở chứng” của những ngày đèn đỏ, chiều về thì lại biến thành các cô cậu học sinh nghiện trà sữa, ăn vặt… nhằm để hiểu “Customer”, “Insight” và đề xuất các chiến dịch phù hợp nhất.

Ngoài được phát triển chuyên môn: sáng tạo, lập kế hoạch, viết lách,… thì Agency còn là môi trường cực tốt giúp các bạn trẻ có cơ hội phát triển các kĩ năng mềm: kĩ năng làm đa-nhiệm (multi-talks), kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, đàm phán, thương lượng,… đều là những kĩ năng mà hầu như các bạn trẻ mới ra trường còn khá hạn chế.

  • Các loại hình Agency

Hiện tại có rất nhiều loại hình Agency khác nhau tại Việt Nam, tuỳ vào mức độ chuyên môn hoá, tuỳ vào nhu cầu của Client mà phân chia chi tiết, có thể kể đến một số loại hình Agency hiện đang phổ biến tại Việt Nam như sau:

Một số loại hình Agency tiêu biểu tại Việt Nam
  • Research Agency

Đây là Agency chuyên xây dựng, thực thi, nghiên cứu và phân tích thị trường thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn sâu, phỏng vấn điện thoại,… Dựa trên các thông tin của Research Agency cung cấp, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ về các nhóm khách hàng (tâm lý, hành vi, quan niệm…,) cũng như hiểu đúng các thông tin về đối thủ trực tiếp của mình, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp trong chiến lược kinh doanh.

Một số Research Agency tiêu biểu tại Việt Nam có thể kể đến như: Nielsen, Kantar, Cimigo, Buzzmetrics, Younet..

  • Strategy & Branding Agency

Chuyên về tư vấn chiến lược, giúp tìm ra được giải pháp cho thương hiệu và các hoạt động marketing hiệu quả cho doanh nghiệp (Doanh thu thấp, sản phẩm chưa nổi bật, thương hiệu mới, sản phẩm mới…). Strategy & Branding thường tập trung mạnh mảng xây dựng và lan toả thương hiệu cho doanh nghiệp, kiêm việc sáng tạo, lên kế hoạch, quản lý và đánh giá hiệu quả chiến lược.

Một số Strategy & Branding Agency tiêu biểu tại Việt Nam: Sachi Sachi, Ogilvy & Mather, JWT, Cheil, Dentsu, TBWA, Leo Burnett,…

  • Creative Agency

Chuyên về sáng tạo, tạo ra các sản phẩm marketing thiên về thị giác visual (TVC, online video, poster, bao bì sản phẩm,…). Creative Agency nhiều trường hợp vẫn phối hợp với Branding Agency trong các dự án xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.

Creative Agency tiêu biểu: Ogilvy & Mather, Dentsu, Isobar, JWT, The Lab, Happiness…

Ogilvy & Mather – một trong 4 Agency lớn nhất (big 4 Agency) tại Việt Nam.
  • Digital Agency

Chuyên thực hiện các chiến dịch dựa trên nền tảng công nghệ, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, nhận diện & lan toả thương hiệu thông qua các nền tảng này. Các công việc thường xoay quanh thiết kế, phát triển website, social media, SEO, content marketing, chạy quảng cáo trên nhiều nền tảng (Facebook, Tiktok, Google,…)

Digital Agency tiêu biểu tại Việt Nam: Mirum, Isobar, Firstcom, Dsquare, Click … 

  • Media Agency

Là là Agency chuyên điều phối sự hiện diện của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông nhằm đảm bảo đến đúng chỗ, đúng người và đúng lúc. Media Agency chính là đầu mối trung gian thoả thuận và “mua” lại các “chỗ trống” trên các phương tiện truyền thông (vd: book TVC trên truyền hình, book banner trên website,…)

Media Agency tiêu biểu tại Việt Nam: Dentsu Media Vietnam, Goldsun Frame Media, ANTS, MindShare …

  • Production House

Đơn vị chuyên biệt phụ trách sản xuất, dàn dựng, quay phim, hậu kỳ,… , “vật chất hoá” các ý tưởng hoặc concept của Client.

Một số Production House tiêu biểu: Alien, Fuju Production, The Lab, TBWA, Dentsu Redder…

  • PR & Event Agency

Là Agency có nhiệm vụ duy trì danh tiếng và mối quan hệ của Client với Stakeholder (khách hàng, cổ đông, báo chí, truyền hình,…) thông qua các hoạt động truyền thông báo chí & tổ chức các sự kiện.

PR & Event Agency nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như: Havas PR, Golden Event-PR, Square event …

  • IMC (Integrated Marketing Communications) Agency

Là các Agency thực hiện 360 marketing/full-stack marketing, từ A-Z, từ creative, strategy cho đến digital, media, PR,… 

Một số IMC Agency có tiếng trong ngành như: Square, Ogilvy, Dentsu, Leo Burnett, Group M, Purple Group…

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã ít nhiều mang lại các thông tin hữu ích, giúp các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về Client và Agency. Từ đó sẽ có những quyết định, những lựa chọn phù hợp cho định hướng nghề nghiệp của mình trong thời gian đến.

 

Giảng viên Trang Lê Hà Nam
Bộ môn Kinh Tế – Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận