Key visual và Logo được coi là hai yếu tố quen thuộc trong thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này.
Trong thiết kế đồ họa, Key visual và logo được tạo ra nhằm giúp nhận diện một thương hiệu, nhãn hàng, khiến người xem khi nhìn vào sẽ vừa thấy rõ thông điệp của nhãn hàng này, thậm chí đoán được một vài thông tin cơ bản về doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, vì chức năng là giống nhau, nên key visual và logo thường bị hiểu lầm về định nghĩa, cách sử dụng. Hãy cùng phân tích một vài điểm khác nhau nhé!
Mục lục
Về key visual
-
Định nghĩa
Key visual là một khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, và thiết kế đồ họa. Key visual là hình ảnh hay đồ họa trực quan chủ đạo và đặc trưng, được sử dụng để đại diện cho một thương hiệu, sản phẩm, sự kiện hoặc chương trình quảng cáo cụ thể.
-
Mục đích sử dụng
Key visual thường được sử dụng để tạo sự nhận diện và ghi nhớ với công chúng, giúp thương hiệu hay nhãn hàng trở nên nổi bật và dễ dàng nhận biết trong các chiến dịch truyền thông và quảng cáo. Key visual có thể xuất hiện trên các vật phẩm truyền thông chính, chẳng hạn như poster, banner, tờ rơi, website, hoặc các hình thức quảng cáo khác.
Một key visual thường sẽ thể hiện thông điệp cốt lõi của thương hiệu hoặc sự kiện, và thường kèm theo các yếu tố thiết kế như logo, chữ ký, slogan hoặc thông tin liên hệ.
Ví dụ, trong các chiến dịch quảng cáo, key visual có thể là một hình ảnh đại diện cho sản phẩm, nhấn mạnh tính năng nổi bật hoặc giá trị độc đáo của sản phẩm đó. Trong các sự kiện, key visual có thể tượng trưng cho chủ đề của sự kiện, giúp thu hút sự chú ý và gắn kết thương hiệu với sự kiện đó.
-
Ví dụ thực tế
Một số ví dụ được kể đến dưới đây có thể sẽ giúp các bạn hiểu rõ key visual là gì. (Có tham khảo từ )
Từ những hình ảnh biểu trưng cho sự thịnh vượng như heo may mắn, mọi người, mọi nhà shopping với biểu cảm vui tươi, điểm thêm màu sắc gợi đến tài lộc, sự sung túc ngày tết cổ truyền như đỏ, vàng… khiến Vincom thể hiện được đúng tinh thần “ Xuân gắn kết, Tết tài lộc”.
Sản phẩm sốt cà chua của hãng H. J. Heinz với thông điệp “Grown not made” nhấn mạnh vào thông điệp của nhãn hàng: Nguyên liệu chính sử dụng là 100% cà chua tươi ngon nuôi trồng từ nông trại; cam kết không sử dụng chất bảo quản, phẩm màu hay hương vị nhân tạo.
Nhãn hàng Lipton với sản phẩm Lipton bạc hà được tách từ những trái chanh và lá bạc hà nguyên chất. Hình ảnh hứng khởi, tươi mát của cô gái như đang đắm chìm trong vị trà cùng màu xanh lá cây gợi cảm hứng thiên nhiên, nhẹ nhàng – một cảm giác nên có khi uống Lipton bạc hà.
Singum Cool Air được biết đến là loại kẹo cao su mang hương vị bạc hà. Khi ăn vào, người ta sẽ có cảm giác the mát, từ đó dễ tập trung làm việc. Đó cũng là dụng ý của nhãn hàng khi sử dụng hình ảnh cô gái khi làm việc với mái tóc tung bay bởi cơn gió, thể hiện cảm giác mà kẹo Singum Cool Air mang đến.
Để làm bật lên những features có trong sản phẩm cà phê phin sữa đá, Highlands để hình ảnh chiếc phin ngay trên cốc cà phê để thể hiện cà phê được làm thông qua phin chứ không chỉ pha bằng bột cà phê thông thường. Ngoài ra, hình ảnh chàng trai “bật mode” tươi mới cũng cho thấy tác dụng của sản phẩm phin sữa đá trong việc giúp người uống tỉnh táo, tràn đầy năng lượng.
Về Logo
-
Định nghĩa
Logo là một biểu tượng đồ họa, ký hiệu, hoặc hình ảnh đại diện cho một thương hiệu, công ty, tổ chức, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Logo thường được thiết kế đơn giản và dễ nhìn nhận, nhằm tạo ra sự nhận diện và ghi nhớ dễ dàng trong tâm trí người nhìn.
-
Mục đích sử dụng
Logo được thiết kế nhằm xác định và phân biệt một thương hiệu hoặc công ty khỏi các thương hiệu và công ty khác trong thị trường. Logo là một phần quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu (branding) và thường được sử dụng trên các tác phẩm truyền thông và quảng cáo, như hộp sản phẩm, website, banner, tờ rơi, namecard, v.v.
Logo có thể là các biểu tượng đơn giản, ký tự, chữ ký, hoặc kết hợp giữa biểu tượng và chữ viết. Nó thường được thiết kế dựa trên ý tưởng và giá trị cốt lõi của thương hiệu.
-
Ví dụ thực tế
Logo của Shell sử dụng 2 màu chính là vàng và đỏ. Khi lần đầu xuất hiện tại California, Shell muốn kết hợp màu sắc của mình với lá cờ của Tây Ban Nha, nơi thành phố có rất nhiều người dân tới từ Tây Ban Nha để tạo cảm xúc và sự quen thuộc với họ. Logo của Shell thể hiện lý do ra đời của doanh nghiệp nhiều hơn là về công việc kinh doanh tại thời điểm đó.
Ngôi sao logo của Mercedes mang những ý nghĩa riêng: 3 cánh của ngôi sao đại diện cho không khí, đất và biển mỗi phân đoạn của ngành công nghiệp sản xuất ô tô.
Logo Mercedes sử dụng màu bạc để gợi tả sự tin cậy, an toàn, chuyên nghiệp song hành cùng giá trị và chất lượng. So với các thương hiệu khác, typeface của Mercedes mỏng manh, tạo cảm giác về sự tao nhã, tinh tế và sang trọng – đúng với hình ảnh mà công ty muốn xây dựng.
Logo của Target thể hiện đúng với cái tên của nhãn hàng, đó là hình tròn đỏ – gần giống với hình ảnh chiếc bia trong trò chơi ném phi tiêu. Thứ làm cho logo của Target trở nên nổi bật là nhờ việc sử dụng tone màu đỏ mạnh và yếu tố tối giản.
Một logo hình tròn phía trong hình tròn tỏ rõ sự hiệu quả trong việc truyền đạt thông điệp. Sử dụng các khoảng trắng hợp lý tạo ra hình ảnh của một thương hiệu đầy mạnh mẽ, và có độ tin tưởng cao. Hình tròn mang ý nghĩa của tình bạn, công đồng và độ bền bỉ, tất cả những đặc tính quan trọng của thương hiệu Target.
Trong kinh doanh, màu đỏ nhấn mạnh đam mê, lôi cuốn và dễ gây chú ý. Màu trắng thể hiện cho sự tinh khôi, sạch sẽ. Việc sử dụng màu sắc của logo này phù hợp hoàn toàn với tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp.
Logo của Apple – một trong những Tập đoàn công nghệ nổi tiếng trên thế giới đã trải qua một thời kỳ thay đổi về màu sắc, tuy nhiên vẫn giữ được hình ảnh gốc là quả táo cắn dở. Theo thời gian, quả táo thay đổi màu sắc để phù hợp với các sản phẩm, mẫu mã,… của Apple hơn.
Logo màu phẳng thể hiện được sự tinh xảo, đường cong của quả táo đại diện cho phong cách. Tất cả đều phù hợp với thương hiệu của Apple.
Một số người nói rằng, miếng cắn dở trên quả táo đại diện cho từ “byte” một đơn vị lưu trữ dữ liệu trên máy tính. Hoặc đơn giản nó cũng chỉ là những thứ nhấn nhá mà designer cho logo của Apple muốn thêm vào mà thôi.
Key Visual khác logo ở điểm nào?
Key visual và logo đều quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và truyền tải thông điệp của một thương hiệu hoặc sự kiện. Tuy nhiên, chúng có những khác biệt chính sau:
Logo | Key Visual | |
Mục đích sử dụng | Tạo ra một biểu tượng đặc trưng, dễ nhận diện, và đại diện cho thương hiệu hoặc công ty. | Được tạo ra nhằm truyền tải một thông điệp cụ thể, thường liên quan đến một sự kiện, chiến dịch quảng cáo hoặc chủ đề. |
Hình thức | Thường là một biểu tượng hoặc chữ viết đơn giản nhằm xác định thương hiệu và tạo sự nhận diện. | Thường là một hình ảnh hoặc thiết kế đặc trưng có ý nghĩa nhiều hơn trong ngữ cảnh cụ thể. |
Phạm vi sử dụng |
|
|
Thời gian sử dụng |
|
|
Tính độc đáo và ý nghĩa |
|
|
Key visual và Logo: Cái nào quan trọng hơn?
Key visual và Logo đều quan trọng trong việc giữ một bộ mặt đẹp cho nhãn hàng, thương hiệu trong dự án truyền thông – PR hay trong thời gian lâu dài. Mỗi yếu tố sẽ có sự quan trọng nhất định khi được đặt vào những hoàn cảnh khác nhau.
Key visual sẽ xuất hiện trong các sự kiện cụ thể hoặc chiến dịch quảng cáo nhằm tạo ra sự tương tác và ấn tượng đối với mục tiêu cụ thể trong thời gian ngắn, từ đó giúp truyền tải thông điệp cụ thể và tạo ra sự quan tâm của công chúng tại thời điểm đó.
Trong khi đó, Logo lại đóng vai trò mang tính xuyên suốt, có thể được coi là một biểu tượng đại diện cho thương hiệu trong thời gian dài. Logo tạo ra sự nhận diện và liên kết với thương hiệu, và thường là một yếu tố ổn định trong các tác phẩm truyền thông. Logo có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách công chúng nhớ về thương hiệu và tạo dấu ấn sâu sắc trong tâm trí họ.
Bạn đã hiểu rõ về key visual và logo rồi chứ? Hãy phân biệt thật kỹ nếu muốn một chiến dịch truyền thông thành công, hiệu quả nhé!
Học Thiết kế đồ họa tại FPT Mạng cá cược bóng đá – Con đường trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp
Tại trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá , sinh viên ngành Thiết kế đồ họa sẽ được học cách để phân biệt sự khác nhau giữa key visual và logo nhằm đạt được tính chính xác khi thiết kế. Ngoài ra, chương trình học ngành Thiết kế đồ họa cũng giúp sinh viên có tư duy màu sắc tốt, hài hòa, vừa đẹp mắt vừa đạt được mục đích của chiến dịch truyền thông, quảng bá.
Trong 2 năm học (6 học kỳ liên tục), để “lên tay”, sinh viên sẽ được tham gia vào rất nhiều hoạt động học tập trên giảng đường cũng như thực hành tại các bài tập môn học, các sự kiện training kỹ năng, cuộc thi chuyên ngành, bảo vệ dự án cuối môn/tốt nghiệp.
Hợp tác với hơn 500 doanh nghiệp uy tín và chất lượng, FPT Mạng cá cược bóng đá luôn tạo điều kiện để sinh viên được học tập, trải nghiệm thông qua các buổi tham quan doanh nghiệp, giới thiệu thực tập trong 3 tháng. Hiện tại, nhiều bạn sinh viên ngành Thiết kế đồ họa đã thực hiện tốt và được giữ lại để trở thành nhân viên chính thức dù chưa tốt nghiệp.
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá