Thuật ngữ KOLs đã dần trở lên quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, khi mạng xã hội Tiktok phát triển, thuật ngữ KOC ra đời và ngày càng nhiều người chuyển hướng trở thành KOC Marketing. Cũng Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá tìm hiểu về KOC dưới bài viết này nhé.
Trong thời gian gần đây, công chúng chứng kiến nhiều diễn viên, người mẫu, những người có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới trẻ (họ được gọi là KOL – Key Opinion Leader of influencers) bị tố cáo là không trung thực khi quảng bá hàng fake đã thực sự khiến người tiêu dùng dần mất lòng tin vào thần tượng của họ.
Đây cũng là một phần lý do mà người tiêu dùng chuyển dần từ các KOL này sang KOC và xem đây như là một công cụ “truyền miệng” có tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của họ. Vậy chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu đôi nét về KOC sự khác nhau giữa hai công cụ này và liệu các marketer có nên sử dụng KOC như một xu hướng mới trong các chiến lược marketing của họ.
- KOC là gì?
KOC là viết tắt của Key Opinion Consumer (Người tiêu dùng chủ chốt) là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng đến quyết định mua của một nhóm người liên quan, cụ thể như bạn bè, người theo dõi (follower). Sau quá trình trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, KOC sẽ đưa ra những nhận định, đánh giá chân thực của mình.
Là người có trải nghiệm chân thực khi sử dụng sản phẩm. KOC có khả năng ảnh hưởng lớn lên hành vi mua sắm của những người tiêu dùng khác khi chia sẻ những trải nghiệm của mình.
- Sự khác biệt giữa KOC và KOL
Ngoài việc các marketer sử dụng KOL và KOC như là người ảnh hưởng đến người tiêu dùng thì hai công cụ này vẫn khác nhau ở một số tiêu chí:
- Tính xác thực
KOC cũng là người dùng cuối nhưng điều khiến họ khác biệt với những người dùng cuối khác là họ có blog hoặc vlog riêng để bày tỏ ý kiến và quan điểm của họ về sản phẩm họ sử dụng. Trong khi đó, KOLs được trả tiền để cộng tác với các thương hiệu, do đó tính xác thực yếu hơn KOC, giúp tăng độ phủ sóng thương hiệu, tăng lòng tin của khách hàng mục tiêu đối với thương hiệu, thúc đẩy chuyển đổi ra đơn hàng.
- Quy mô khán giả
KOL được phân loại dựa trên lượt người Follow, Số lượng người theo dõi rất quan trọng đối với KOL và nó được sử dụng để phân loại họ; Người ảnh hưởng Nano sẽ có lượt theo dõi từ 1000-10.000 người theo dõi. Người ảnh hưởng Micro sẽ có từ 10.000-50.000. Người ảnh hưởng Mega (Người nổi tiếng) là trên 1 triệu người theo dõi. Đây là tiêu chí để được đánh giá và lựa chọn KOL trong chiến dịch Marketing. Nhưng đối với KOC thì các lượt theo dõi này không phải là yếu tố tiên quyết, nhiều người mới tham gia nên các lượt follow này chưa đáng kể.
- Tính chuyên môn
Việc các KOL khi PR sản phẩm đòi hỏi họ phải hiểu kỹ sản phẩm, có chuyên môn về sản phẩm đó để dẫn dắt người dùng tuy nhiên đối với KOC họ chỉ là những người đi mua hàng về và trải nghiệm sau đó đánh giá lại sản phẩm mà thôi.
- Chi phí
Các nhà làm marketing để thuê được một KOL phải bỏ ra chi phí gấp rất nhiều lần so với việc tài trợ sản phẩm cho các KOC trải nghiệm và đánh giá sản phẩm của họ. Ví dụ thực tế đối với một nhãn hàng tại Thái Lan, để tung sản phẩm mới ra thị trường họ đã phê duyệt ngân sách 200.000 Baht cho hoạt động tiếp thị trực tuyến để đầu tư vào 2.000 KOC để đánh giá sản phẩm của họ, so với KOL, chúng rẻ hơn vì một KOL có thể có giá bằng 2.000 KOC hoặc thậm chí hơn.
Với những ưu thế trên, việc sử dụng KOC không chỉ là xu hướng để tác động vào hành vi người tiêu dùng mà còn được coi là nghề hot trong tương lai. Liên hệ thực tế, “KOC VIETNAM 2022” đang là cuộc thi về “rì viu” bán hàng HOT nhất hiện nay, là cuộc đua bán hàng khốc liệt mở ra nghề mới cực cool cho giới trẻ. Khi đã gọi là nghề, thì cần sự chấp nhận của xã hội, phải có một chiến lược về đào tạo và đầu ra để những người theo đuổi nghề nghiệp này có thể phát triển – ít nhất là trong giai đoạn còn non nớt, có cộng đồng tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy nếu bạn không muốn là người “tối cổ” hãy cập nhật và khai thác xu hướng mới của KOC.
Giảng viên Hồ Thị Thu Huyền – Bộ môn Kinh tế
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng