Kỹ sư cơ khí hiện nay được coi là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển của nền kinh tế và ngày càng thu hút nguồn nhân lực trong/ngoài nước theo đuổi ngành nghề này. Nhưng bạn đã biết về nghề, về những việc cần chuẩn bị để theo đuổi nghề lâu dài? Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết về Kỹ thuật cơ khí.
Khái niệm nghề kỹ thuật cơ khí: Kỹ sư cơ khí là khái niệm chỉ những người làm công việc thiết kế các ứng dụng trong lĩnh vực như xe ô tô, máy bay, robot, điều hòa, các hệ thống làm lạnh hoặc hệ thống nhiệt. Đây hiện tại là công việc có nhu cầu về nhân lực lớn và triển vọng nghề nghiệp cao. Tại Việt Nam, kỹ sư cơ khí được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng thuộc các ngành kỹ thuật cơ khí, cơ khí chế tạo, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp,…
Kỹ sư cơ khí hiện đang là nghề nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn ở các ngành công nghiệp nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Ngành kỹ thuật cơ khí được đánh giá là một ngành cực kỳ quan trọng đối với mọi nền kinh tế và các kỹ sư cơ khí sẽ làm một số việc sau: Thiết kế thi công, lắp đặt sản phẩm cơ khí; lắp đặt, vận hành máy móc – thiết bị; Sửa chữa, bảo trì máy cơ khí; Đề xuất giải pháp cải tiến máy móc, thiết bị;…
Công việc thiết kế thi công, lắp đặt sản phẩm cơ khí: Kỹ sư cơ khí trực tiếp tham gia thiết kế, phân tích bản vẽ các sản phẩm cơ khí, các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, công nghiệp. Đồng thời thực hiện việc gia công hoặc giám sát quá trình gia công để hoàn tất sản phẩm đã thiết kế, kịp thời xử lý ngay những sai sót về thiết kế. Bên cạnh đó, các kỹ sư cơ khí còn tiến hành lắp đặt, kiểm tra, thử nghiệm và nghiệm thu sản phẩm mới.
Công việc lắp đặt, vận hành máy móc – thiết bị: Kỹ sư cơ khí là người sẽ thực hiện việc lắp đặt các thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất cho các nhà máy, công trình. Ngoài ra, các kỹ sư cơ khí còn tiến hành theo dõi, quản lý quá trình vận hành các dây chuyền sản xuất ở nhà máy, công trình.
Công việc sửa chữa, bảo trì máy cơ khí: Kỹ sư cơ khí sẽ tiến hành việc sửa chữa hệ thống điện, điện cơ của máy cơ khí khi phát hiện có hư hỏng. Ngoài ra, các bạn cần thực hiện việc lên kế hoạch bảo trì và tiến hành triển khai công tác bảo trì cho các máy móc, thiết bị của nhà máy, công trình
Công việc đề xuất giải pháp cải tiến máy móc, thiết bị: Kỹ sư cơ khí sẽ chủ động nghiên cứu và đưa ra những phương án để cải tiến hoạt động của các máy móc, thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, các bạn cần thực hiện việc lên kế hoạch triển khai cụ thể về nhân vật lực, tài chính khi ý kiến được thông qua.
Các công việc khác của ngành kỹ thuật cơ khí: Ngoài các nhiệm vụ trên, kỹ sư cơ khí sẽ chủ động đề xuất và đưa ra những sáng kiến, ý tưởng liên quan đến công nghệ, thiết bị thuộc về cơ khí; Trực tiếp phụ trách việc đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân; Tiến hành làm các báo cáo công việc theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo cấp trên;
Nghề nghiệp kỹ sư cơ khí hiện nay có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn với các vị trí công tác như: Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy; Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ; Kỹ sư thiết kế; Kỹ sư điều hành công nghệ; Kỹ sư giám sát. Với các công việc trên, các cán bộ cơ khí sẽ làm việc tại các Viện nghiên cứu; Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề; Các nhà máy, công ty sản xuất cơ khí thuộc mọi lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, bên cạnh đó họ có thể làm việc tại những nơi có sử dụng máy móc và thiết bị vận hành.
Hiện nay, ngoài các cơ hội việc làm kỹ sư cơ khí rộng mở tại Việt Nam, các ứng viên có thể lựa chọn đi làm việc tại nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với mức lương hấp dẫn và nhiều chế độ đãi ngộ hơn.
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá với chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo, cải tiến các sản phẩm cơ khí. Khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất… Để biết thêm thông tin về ngành Kỹ thuật cơ khí hãy đăng ký tại đây!