Với khả năng đưa lại thu nhập cao cùng cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi ra trường, Logistics đang là ngành nghề được đông đảo các bạn trẻ ngày nay lựa chọn. Vậy Logistics là gì? Học Logistics ra trường sẽ làm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!
Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng là ngành gì?
Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng có thể được hiểu là ngành nơi các bạn sinh viên sẽ được học về toàn bộ các hoạt động liên quan đến hàng hóa nhằm tìm ra dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng.
Ngành logistics không đơn thuần chỉ là giao nhận, vận tải hàng hóa mà còn bao gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng,…
Logistics có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, hay còn được gọi là xương sống của doanh nghiệp thời đại toàn cầu hóa. Hơn cả thế, Logistics còn là chìa khoá giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hoá quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ… Nâng cao hiệu quả trong quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, phân phối hàng hoá, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Học Logistics ra trường làm gì?
- Nhân viên xuất nhập khẩu
Nhân viên xuất nhập khẩu là vị trí nhân sự trực tiếp tham gia vào quá trình hoàn tất hồ sơ, thủ tục hải quan cho doanh nghiệp để được tiến hành nhập khẩu hàng hóa hoặc bán hàng hóa ra nước ngoài. Họ là người chịu trách nhiệm về các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Một nhân viên xuất nhập khẩu thường sẽ đảm đương các đầu việc như sau:
- Thực hiện lên các kế hoạch tìm kiếm và đề xuất với ban giám đốc thông tin hàng hóa, nhập hàng, tìm kiếm các nhà cung cấp
- Đàm phán với đối tác, các nhà cung cấp hoặc khách hàng
- Theo dõi, quản lý hành trình, tiến độ của hàng hóa, sản phẩm. Kiểm soát chất lượng, số lượng của hàng hóa
- Giải quyết những mâu thuẫn, vấn đề phát sinh có liên quan đến hàng hóa, sản phẩm trong quá trình vận chuyển
- Thực hiện tiếp nhận, đối chiếu các hồ sơ liên quan đến hàng hóa. Thực hiện nhận, kiểm tra các chứng từ từ nhà cung cấp
- Xác định code của các mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục liên quan đến hải quan như khai báo, giấy xuất hàng hoặc các giấy tờ thủ tục liên quan khác
- Quản lý, lưu trữ các chứng từ có liên quan, các chi phí trong quá trình xuất nhập khẩu.
- Nhân viên cảng
Nhân viên cảng là người chịu trách nhiệm điều phối các container lên tàu hoặc từ tàu xuống cảng. Công việc của nhân viên cảng có thể tóm gọn như sau:
- Kiểm tra an toàn lao động, công cụ xếp dỡ trước khi đưa vào làm hàng, tham gia kiểm soát các công cụ xếp dỡ, thiết bị cẩu, băng tải và xe cơ giới trong quá trình vận hành;
- Bố trí phương tiện thủy ra vào hợp lý
- Điều động phương tiện, công nhân bốc xếp
- Chịu trách nhiệm trong ca trực, báo cáo nhật ký làm hàng trong ca trực, lập biên bảng sự việc khi có các sự cố xảy ra trong ca
- Nhân viên điều phối cung ứng hàng
Nhân viên điều phối hàng hóa là người chịu trách nhiệm về mọi thứ xảy ra với sản phẩm từ thời điểm sản phẩm được giao đến cửa hàng, đến kho cho đến khi sản phẩm đến được tay khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, cửa hàng hay các shop khác nhau, công việc của Nhân viên điều phối hàng hóa sẽ xoay quanh việc kiểm kê, sắp xếp hàng hóa, liên hệ với đơn vị vận chuyển.
Công việc của Nhân viên điều phối hàng hóa ở mỗi môi trường sẽ khác nhau, quyết định bởi loại hàng hóa và quy mô kinh doanh. Các nhiệm vụ chính sẽ gồm có:
- Nhận thông tin về đơn hàng từ bộ phận kinh doanh, bán hàng hoặc đơn hàng trên hệ thống, liên hệ với bộ phận giao nhận/đơn vị vận chuyển để gửi hàng đi
- Yêu cầu nhân viên kho, nhân viên đóng gói chuẩn bị hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn trước khi gửi đi.
- Sắp xếp lịch giao hàng hợp lý dựa trên thời gian ghi nhận đơn đặt hàng
- Sắp xếp khu vực giao hàng cho nhân viên giao hàng sao cho nhiều đơn ở cùng một nơi do cùng một người giao để tăng hiệu suất
- Giám sát và điều phối quá trình vận chuyển
- Cập nhật thông tin về hàng hóa trong kho, hàng hóa trung chuyển cũng như số lượng, khối lượng hàng đã xuất
- Xử lý các trường hợp hoàn trả hàng
- Hỗ trợ lập kế hoạch để bộ phận kinh doanh, bán hàng và vận chuyển phối hợp với nhau tốt hơn.
- Nhân viên thanh toán
Công việc của một chuyên viên thanh toán rất đa dạng tùy theo mức độ phát triển của giao thương quốc tế. Có thể tóm tắt công việc của chuyên viên thanh toán như sau:
- Phối hợp với các bộ phận để tiếp nhận các chứng từ, phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và trong nước như chuyển tiền, phát hành,… và các giao dịch khác liên quan tới dịch vụ thanh toán quốc tế của khách hàng
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, giấy tờ mà khách hàng cung cấp, đảm bảo đúng mẫu, đúng quy định của Ngân hàng và pháp luật
- Thông báo, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ cần thiết
- Tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong phạm vi giao dịch thực hiện
- Đề xuất ý kiến cải tiến chất lượng các sản phẩm, quy trình hiện hành để đơn giản hóa thủ tục và giảm thiểu tối đa thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng
- Lưu giữ sổ sách, hồ sơ, tài liệu, số liệu về công tác kế toán theo quy định của Ngân hàng
- Nhân viên quản lý thu mua, quản lý kho hàng
Một chuyên viên thu mua phải đảm bảo rằng, các nguyên vật liệu và dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất của công ty được mua từ các nhà cung cấp uy tín. Điểm mấu chốt của chuyên viên thu mua là họ phải tìm được giá trị tối đa cho công ty thông qua việc thỏa thuận thời gian và chi phí với nhà cung cấp. Công việc này cụ thể là:
- Làm việc trực tiếp với phòng Kế hoạch và Sản xuất, lập kế hoạch và lên danh sách ưu tiên cho các hoạt động thu mua
- Đánh giá kế hoạch đặt hàng, đưa ra yêu cầu mua hàng và quản lý quá trình lựa chọn
- Cung cấp thông tin và các văn bản cần thiết cho nhà cung cấp
- Theo dõi tình trạng đơn hàng, ứng phó kịp thời với các sự cố như tồn hàng, thiếu hàng, liên hệ trực tiếp với các phòng ban có liên quan
- Theo dõi đơn đặt hàng và xác nhận thời gian sản xuất, thời điểm giao hàng và chi phí
- Đánh giá, cập nhật và duy trì các đơn đặt hàng cho đến khi kết thúc
- Đảm bảo đơn đặt hàng tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng, báo cáo kết quả lên quản lý
Nên học logistics ở đâu?
Là ngành nghề rất HOT trong những năm gần đây khi môi trường làm việc năng động, mức lương ổn định và ơ hội thăng tiến đầy triển vọng, Logistics luôn là ngành được nhiều bạn trẻ lựa chọn và ứng tuyển. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng nhân viên có chuyên môn tốt vẫn chưa thật sự đủ để đáp ứng cho xu hướng phát triển của ngành.
Nhận thức được điều đó, trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá đã xây dựng và đưa vào giảng dạy ngành Logistics theo hướng Supply Chain Management nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng đủ các yêu cầu của các nhà tuyển dụng về chuyên môn lẫn nghiệp vụ.
Chương trình giảng dạy về Logistics tại FPT Mạng cá cược bóng đá sẽ tập vào hoạt động quản trị hệ thống luồng di chuyển thông qua việc ứng dụng hệ thống thông tin vào quản trị nguồn lực doanh nghiệp và tối ưu hoá hệ thống, quy trình. Đây là chương trình đào tạo chú trọng vào thực hành với phạm vi của khung chương trình mở rộng ngoài phạm vi quốc gia.
Là đối tác với hơn 500 doanh nghiệp trong và ngoài nước, cộng thêm áp dụng châm ngôn giảng dạy “Thực học, thực nghiệp”, sinh viên theo học Logistics tại trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn về ngành và hơn cả, được tham gia làm việc thực tế ở các dự án, bài tập hay đi thực tập sớm.
Nhìn chung, theo học tại trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá sẽ mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho những ai đang có ý định theo đuổi ngành Logistics tại Việt Nam. Chúc các bạn thí sinh sớm có quyết định phù hợp với mình!
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá