Logistics đã trở thành ngành nghề phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, liệu nó có phát triển, từ đó xứng đáng được đưa vào giảng dạy và theo học?
Logistics là cái tên không mấy xa lạ trong list các ngành nghề phát triển trên thế giới. Với dấu hiệu tích cực của xuất – nhập khẩu, dịch vụ thương mại, chuyển phát, không sai khi chúng ta chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của ngành nghề này trong những năm gần đây. Điều này cũng khiến Logistics được đưa vào giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ trên thế giới, nhằm làm dồi dào thêm nguồn nhân lực trong tương lai.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, một câu hỏi “mọc” lên giữa nhiều băn khoăn: “Liệu đây có phải môi trường tốt dành cho Logistics khi mà ngành học này đã và đang trở thành ngành học được đào tạo các trường ĐH, CĐ trong nước? Hãy cùng tìm hiểu kĩ ở bài viết này nhé.
Mục lục
Định nghĩa chuyên ngành
Logistics cũng như Marketing, cả hai đều chưa được định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, có thể dễ hiểu, Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng hàng hóa, nằm trong giai đoạn từ tiền sản xuất cho tới khi đến tay khách hàng.
Theo điều 233 Luật thương mại tại Việt Nam, “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Học Logistics tại Việt Nam liệu có ổn định?
Hiện nay, nhiều trường ĐH, CĐ tại Việt Nam đã đưa Logistics trở thành một chuyên ngành riêng để giảng dạy. Muốn biết tương lai phát triển ngành này tại đây ổn định hay không, chúng ta cần xét qua sự phát triển cũng như nhu cầu việc làm, tuyển dụng trước.
Mức độ tăng trưởng
Tại Việt Nam, ngành Logistics được xem là có triển vọng, đặc biệt là trong xuất khẩu hàng hóa. Tiếp nối đà tăng trưởng mạnh mẽ vượt kỷ lục 23% của năm 2021, đến năm 2022, khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát, các ngành như may mặc, điện thoại, linh – phụ kiện, phương tiện vận tải, phụ tùng về xuất khẩu đều phát triển, có ngành từ năm 2021 đã đạt đến con số 1 tỉ USD.
Đặc biệt, tập đoàn YCH (Singapore) – tập đoàn hàng đầu thế giới về logistics cũng đã mở rộng hợp tác với Việt Nam, mở ra cơ hội thăng tiến lớn với nhà đầu tư nước ngoài.
Nhu cầu tuyển dụng
Về thị trường việc làm, Logistics Việt Nam ghi nhận con số doanh nghiệp xuất hiện đông đảo, đặc biệt là về chuỗi cung ứng hàng hóa, sản xuất, xuất khẩu. Tại các thành phố lớn, trung tâm như Hà Nội, TP HCM hay các thành phố có cảng biển, đường hàng không, giáp với cửa khẩu quốc tế như Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Mỹ, nguồn nhân lực trong ngành này đang vô cùng dồi dào, thu hút lượng nhân viên, quản lý tham gia ứng tuyển.
Có thể thấy, đây là ngành nghề đang phát triển tại Việt Nam, được kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2022. Điều này lại càng chứng minh thị trường tuyển dụng trong ngành này rất rộng mở. Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt nam (2021), trong 3 năm tới sẽ có thêm khoảng 18.000 lao động làm việc trong lĩnh vực này.
Các vị trí việc làm trong ngành này cũng rất đa dạng, có thể kể đến như:
- Nhân viên vận hành kho
- Nhân viên kinh doanh
- Chuyên viên thanh toán quốc tế
- Nhân viên hải quan
- Chuyên viên CSKH
- Nhân viên dịch vụ giao nhận
Mức thu nhập
Về mức lương, Logistics Việt Nam ghi nhận thu nhập ở mức hấp dẫn, tùy theo năng lực, vị trí, kinh nghiệm làm việc cũng như quy mô doanh nghiệp.
- Ở vị trí nhân viên, mức lương dao động từ 6-10 triệu đồng/tháng.
- Ở các cấp độ cao hơn như chuyên viên, quản lý, giám sát, mức lương dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng.
- Tại vị trí trưởng phòng/giám đốc Logistics/giám đốc chuỗi cung ứng, thu nhập có thể lên tới >100 triệu đồng/tháng.
Qua những yếu tố được xét trên, có thể thấy Logistics xứng đáng là ngành học nên được đào tạo tại Việt Nam, cần được mở rộng và phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu việc làm, tuyển dụng tại đây.
Học Logistics ở đâu thì tốt?
Nắm bắt xu hướng phát triển mạnh mẽ của Logistics, Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá tiếp tục là cái tên nằm trong danh sách những trường ĐH, CĐ tại Việt Nam dự kiến đưa ngành học này vào đào tạo.
Dự kiến, chương trình giảng dạy của nhà trường sẽ tập trung xu hướng Supply Chain Management – một xu hướng mở rộng ngoài phạm vi quốc gia, cập nhật theo thị trường Logistics toàn cầu. Dù là ngành học dự kiến, các bạn học sinh có thể yên tâm về chất lượng giảng dạy cũng như đào tạo kĩ năng sinh viên của nhà trường trong quá trình học, thực tập và sau khi ra trường.
Với phương châm “Thực học – Thực nghiệp”, sinh viên không chỉ được đào tạo bài bản về lý thuyết mà còn được tham gia các buổi học thực hành, training kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên ngành, tham gia các buổi talkshow, tour tham quan doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập cũng như sau tốt nghiệp, sinh viên đều có thể được nhận hỗ trợ giới thiệu làm việc tại các công ty, doanh nghiệp đối tác của nhà trường, điều này thật sự giá trị đối với những bạn trẻ mong muốn nâng cao năng lực bản thân, trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Mong rằng, những thông tin bổ ích trên đã giúp các bạn có thêm thông tin về triển vọng ngành Logistics tại Việt Nam. Chúc các bạn sớm tìm được định hướng tốt cho bản thân trong tương lai!