Marketing là gì? Học Marketing không sợ thất nghiệp và lương cao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ ràng hơn nhé!
Mục lục
Tổng quan về ngành Marketing
Marketing là ngành gì?
Marketing hay còn gọi là tiếp thị, bao gồm một chuỗi các hành động mà doanh nghiệp thực hiện như tìm hiểu mong muốn khách hàng nhằm thu hút khách hàng đến với sản phẩm và dịch vụ bằng những thông điệp có chất lượng cao. Sau đó sản xuất và bán ra thị trường với chiến lược giá đã đề ra.
Theo Philip Kotler, giáo sư Marketing nổi tiếng thế giới, “cha đẻ” của marketing hiện đại: “Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, sáng tạo và cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu với lợi nhuận. Marketing xác định các nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng.”
Tiềm năng phát triển của Marketing tại Việt Nam
Tại Việt Nam, công nghệ cũng đang thay đổi đến môi trường kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực Marketing. Với sự ra đời của những công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), thị trường tự động (ATM), marketing số (digital marketing) và nhiều công nghệ khác, ngành marketing có nhiều cơ hội để áp dụng và tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị cho khách hàng.
Có đến hơn 70% dân số đang sử dụng công nghệ và con số này thậm chí có thể tăng trong tương lai, chính vì thế các doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận khách hàng một cách chính xác và hiệu quả hơn.
Mặc dù phát triển mạnh nhưng chính như thế cũng sẽ dẫn đến thị trường ngày càng cạnh tranh và khách hàng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Để đáp ứng được nhu cầu đó, các doanh nghiệp cần các chiến lược đột phá và khác biệt hơn nữa, vì thế bạn càng có khả năng thì mức lương trong ngành của bạn sẽ càng cao.
Các Xu hướng Marketing thịnh hành hiện nay
-
Content Marketing
Tiếp thị nội dung (Content Marketing) là một chiến lược hiệu quả, giúp các công ty trực tiếp kết nối với khách hàng. Nội dung tốt có thể thu hút sự chú ý và tạo uy tín cho bất kỳ công ty nào.
Tiếp thị nội dung sẽ phải liên tục cung cấp các nội dung chất lượng cao, được nghiên cứu kỹ lưỡng và thực sự có ích sẽ cho khách hàng muốn trải nghiệm và tín nhiệm một nhãn hàng hoặc thương hiệu nhất định. Một chiến dịch hoặc quảng cáo với cách dẫn chuyện hay sẽ luôn có sức hút hơn sản phẩm mới nhưng lại có lối dẫn dắt đi vào lối mòn.
-
Influencer Marketing
Influencer, KOL được hiểu là những người có tầm ảnh hưởng, chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau. Chính họ sẽ là những người có tác động một phần lớn đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng thông qua quảng cáo của các nhãn hàng.
Các Influencer thường sẽ có một số lượng người hâm mộ, theo dõi nhất định trên các nền tảng mạng xã hội, chỉ cần họ nói tốt đẹp đến một sản phẩm thì sản phẩm ấy sẽ dễ dàng bán được lượng lớn hàng hóa.Trong thời điểm dịch Covid – 19 khi mà ngành công nghiệp quảng cáo bị giảm sút thì nguồn thu đến từ quảng cáo thông qua Influencer tại tăng mạnh và dẫn đầu xu hướng.
-
Video Marketing
Video marketing là xu hướng được công nhận là tương lai của nền công nghiệp marketing kỹ thuật số. Các hình thức video marketing quen thuộc nhất hiện tại là các dạng video dọc và ngắn trên các nền tảng TikTok, Instagram, Youtube Shorts, v.v.
Các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Pinterest, thậm chí LinkedIn, cũng đã nhận ra tiềm năng của xu hướng video marketing và dần dà đưa hình thức này đến với người dùng.
Hơn nữa, một nửa số người tiêu dùng ngày nay thích xem nội dung video hơn là nội dung bằng văn bản, nên việc Video Marketing trở thành xu hướng tiếp thị trong nhiều năm tới không có gì quá bất ngờ. Cho dù đó là trên một trang web video phổ biến hay một nền tảng truyền thông xã hội, video vẫn là một yếu tố cần phải tính đến để tạo nên một chiến dịch Marketing hoàn chỉnh, thậm chí có thể tạo nên tính viral (lan truyền).
-
Live stream
Theo một số nghiên cứu, có hơn 80% người dùng mạng xã hội cho rằng họ thích xem live stream hơn đọc một bài viết dài rồi lọc thông tin trên bài viết đó. Do đó, ta có thể dễ dàng thấy cái livesteam quảng bá sẩn phẩm đến từ các nhãn hàng, thương hiệu. Thậm chí, Live Stream cũng được sử dụng để quảng bá các sự kiện truyền thông lớn hay người nổi tiếng.
-
Trí tuệ Nhân tạo (AI)
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, Trí tuệ Nhân tạo (AI) đang chiếm ưu thế lớn trong lĩnh vực Marketing. Thậm chí, AI còn được xem là có khả năng thay đổi toàn diện ngành Tiếp thị toàn thế giới. Trí tuệ Nhân tạo cũng được kì vọng là giúp các nhãn hàng, thương hiệu có giải pháp vừa chính xác vừa tiếp kiệm và hạn chế được nhiều rủi ro hơn các giải pháp khác.
Mỗi một quảng cáo bất kì trên nền tảng mạng xã hội mà ta nhìn thấy đều chính là sản phẩm mà người làm Marketing sử dụng AI vào chiến lược của mình.
-
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Personalization (cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng) hiện đang là một xu hướng mang đến khả năng tương tác cao, thu hút dư luận và khách hàng mới. Bằng cách mang đến thông điệp đến đối tượng mục tiêu mà chỉ họ có được, họ sẽ rất hài lòng và vô cùng yêu thích thương hiệu của bạn. Tạo ra trải nghiệm với khách hàng tốt sẽ giúp bạn có được sự trung thành của khách hàng.
Có nên học Marketing không?
Câu hỏi này sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng, đam mê, triển vọng ngành, định hướng,… của bạn. Về mặt triển vọng, hiển nhiên Marketing đang là một ngành với mức thu nhập tốt đi kèm với sự cạnh tranh khốc liệt, thế nhưng nếu như bạn đủ đam mê với ngành thì đây nhất định sẽ là một “mảnh đất màu mỡ” rộng lớn để bạn chinh phục.
Bạn cần cân nhắc kỹ về định hướng cũng như khả năng của mình, từ đó lựa chọn theo học ở một ngôi trường có chất lượng, tránh việc tốn thời gian, công sức một cách vô ích.
Học Marketing ra trường làm gì?
1. Làm việc trong các agency
-
Marketing Planner
Đằng sau các chiến dịch thành công của các nhãn hàng, doanh nghiệp luôn là công sức vô cùng to lớn của các Planner. Những người làm nghề này phụ trách việc lên kế hoạch, viết và trình bày chi tiết, giải thích các chiến lược quảng bá mà bản thân đưa ra tới với các lãnh đạo, nhãn hàng hay đối tác.
Đồng thời Marketing Planner cũng phải phối hợp với các bộ phận tài chính, sản xuất và hành chính công ty để dự báo các tác động của những chiến lược Marketing khác nhau. Sau cùng, họ tiếp nhận và thực hiện đánh giá và sự tiếp nhận của khách hàng, người tiêu dùng đối với các chiến dịch đã đưa ra, từ đó chỉnh sửa và sửa đổi để có một chiến dịch Marketing sau ngày càng tốt hơn.
-
Copywriter/Content Creator/Content writer
Nhìn chung, giữa Coppywriter, Content Creator và Content writer không có quá nhiều sự khác biệt. Đây đều là những nghề liên quan đến việc lên ý tưởng và viết nội dung cho sản phẩm, dự án hay thương hiệu,…
-
Content creator (Sáng tạo nội dung)
Content Creator chịu trách nhiệm tạo ra thông tin và tài liệu trên bất kỳ nền tảng hoặc các kênh truyền thông nhằm thu hút người xem, tạo cảm giác hấp dẫn và tin tưởng của người xem đến nội dung đang được xem.
Các nội dung được Content Creator sản xuất có thể là các bài post, video, tin tức, meme, blog bằng rất nhiều hình thức trên internet. Hầu hết những gì bạn đang xem trên mạng đều được xem là “nội dung”.
Người sáng tạo nội dung có thể là blogger, Youtuber, Vlogger, Tiktoker, streamer hay nhà văn, nhà báo, biên tập viên.
-
Content Writer
Content Writer là những người viết nội dung, sản xuất nội dung bằng văn bản. Đối với nghề nghiệp này, nội dung họ tạo ra được giới hạn ở phần chữ. Ví dụ như: các bài báo, mô tả sản phẩm, thông cáo báo chí, ebook, sách,…
Mục tiêu của việc viết những nội dung này là đưa lại thông tin hữu ích, chất lượng, giá trị tốt cho người đọc, chứ không phải là để giới thiệu sản phẩm hay bán hàng.
-
Copy Writer
Giống như Content Writer, Coppy Writer cũng là tập trung vào sản xuất nội dung bằng văn bản. Thế nhưng, Copy Writer chỉ tạo ra văn bản (copy) cho các tài liệu tiếp thị và quảng cáo. Nội dung đó có thể là slogan, tagline, lời thoại quảng cáo, tên sản phẩm,…
Các Copywriter cần thuyết phục người đọc rằng họ cần sản phẩm đó, thúc đẩy người đọc đưa ra quyết định với mục tiêu quan trọng và lớn nhất là bán được sản phẩm.
-
Designer (Thiết kế)
Designer hay Nhà thiết kế là khái niệm để chỉ những người làm công việc thiết kế cấu trúc, hình dáng và công năng của một đối tượng cụ thể trước khi nó được tạo ra hoặc xây lên. Quá trình thiết kế sẽ bao gồm nhiều công đoạn bao gồm nghiên cứu kỹ lượng, mô hình hóa, phân hóa và điều chỉnh tương tác, tạo bản vẽ hoặc lên kế hoạch thiết kế.
Đối tượng được thiết kế của Designer là tất cả mọi thứ xung quanh cuộc sống của chúng ta trải dài từ sản phẩm, vật thể, quy trình, quy luật, trò chơi, đồ họa, dịch vụ,… Chính vì thế, các nhà thiết kế có thể làm việc ở các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.
2. Làm việc trong các công ty client
-
Nhân viên Marketing
Đây là công việc phổ biến nhất trong lĩnh vực Marketing. Họ là những người có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch của phòng Marketing đề ra như: nghiên cứu, phân tích thị trường và lên chiến lược đảm bảo hoạt động một cách trơn tru, đều đặn nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ đến người tiêu dùng.
Họ là người đưa ra những ý tưởng, sáng tạo để quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm và thương hiệu công ty đến với tất cả mọi người, đồng thời còn phù hợp với xu hướng và nhu cầu của khách hàng.
-
Nhân viên nghiên cứu thị trường
Nhân viên nghiên cứu thị trường là những người có nhiệm vụ tìm hiểu, thu thập các dữ liệu thông tin liên quan đến khách hàng, thị trường, từ đó cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp hoạch định các chiến lược kinh doanh và marketing có tính hiệu quả.
Mỗi hoạt động nghiên cứu thị trường có thể sẽ khác nhau dựa vào từng dự án, từng dòng sản phẩm hoặc từng ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Đồng thời, tùy vào mục đích ban đầu mà có sự điều chỉnh trong công tác nghiên cứu. Tuy nhiên, thông thường, công việc nhân viên nghiên cứu thị trường sẽ bao gồm những nhiệm vụ sau đây:
- Tiến hành thu thập dữ liệu và nghiên cứu thị trường
- Phân tích, đánh giá kết quả dữ liệu nghiên cứu
- Báo cáo về kết quả nghiên cứu và đề xuất chiến lược
- Cập nhật xu hướng thị trường
- Theo dõi, cập nhật kết quả sản phẩm tiêu thụ
-
Nhân viên quan hệ công chúng
Bản chất của nhân viên quan hệ công chúng là thực hiện những công việc, quá trình nhằm cải thiện cái nhìn về một người, công ty, sản phẩm, nhãn hàng của khách hàng, công chúng, từ đó phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ.
Nhân viên Quan hệ công chúng thường là những người vô cùng năng động, luôn phải cập nhật các nguồn kiến thức mới mẻ. Họ cũng chính là người hoạch định chiến lược, kế hoạch truyền thông để đưa những thông tin mà doanh nghiệp cần đưa đến với công chúng, từ đó làm cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thêm gần nhau hơn.
Thông qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về ngành Marketing cũng như học Marketing ra trường làm gì. Chúc các bạn có được lựa chọn sáng suốt cho tương lai!
Với triết lý đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”, tại trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
, sinh viên chỉ mất 2 năm (6 học kỳ liên tục) để vừa giỏi lý thuyết, vừa thạo nghề. Với 30% giờ học là lý thuyết, 70% còn lại là thực hành, các bạn sinh viên chuyên ngành Digital Marketing và Marketing & Sales sẽ được trải nghiệm những hoạt động nhằm nâng cao kiến thức như: thực hiện các dự án trong môn học, giao lưu với chuyên gia, tham quan doanh nghiệp, tham gia ngày hội tuyển dụng ngay tại trường,…
Có mối liên kết, đào tạo với các doanh nghiệp uy tín, trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá sẽ giúp các bạn sinh viên có được nơi thực tập chất lượng. Sau thời gian thực tập, các bạn có thể tự tin tham gia tuyển dụng với những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành mà doanh nghiệp mong muốn! |
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá