Khi nhắc tới công việc của ngành cơ khí thì thường có liên tưởng ngay tới sắt thép, liên quan tới các công việc như tiện, phay, bào, hàn…Có thể coi cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặc vật dụng hữu ích. Như vậy cơ khí chính là một ngành chủ yếu tạo ra tư liệu lao động của con người trong thế giới hiện đại.
Công nghệ kỹ thuật cơ khí được hiểu đơn giản như chính cái tên của nó – là ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Khi nhắc tới trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia thì chế tạo máy chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.
Hiện tại ngành này được đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, trường nghề; các khoa, viện được phân chia theo ngành: Cơ khí, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, máy tàu, đóng tàu, với các chuyên ngành: Cơ khí chế tạo, cơ điện tử, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp, động cơ diesel và máy phụ, khung gầm, điện ôtô, cơ khí hóa, cơ khí ô tô, kỹ thuật nhiệt lạnh, máy xây dựng, máy xếp dỡ, khai thác máy tàu biển, cơ học… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, khi chọn lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ khí đòi hỏi bạn phải yêu nghề, có tư duy logic và một sức khỏe tốt.
Công việc của kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí: Nước ta đang nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO. Do đó, nhu cầu về máy móc, thiết bị rất lớn khiến cơ hội làm việc trong ngành cơ khí càng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn hoặc làm chủ những cơ sở, công ty cơ khí riêng.
Những vị trí việc làm các kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí có thể đảm nhiệm: Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất mì ăn liền, máy sản xuất bánh, kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu hoạch trong nông nghiệp; Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế; Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD; Lập trình gia công máy CNC; Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu…; Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp; Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó; Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu….
Môi trường làm việc của nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí: Thông thường, môi trường làm việc của các kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí là thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị máy móc nếu bạn làm ở vị trí sản xuất, bảo dưỡng thiết bị; Nếu chuyên về thiết kế, bạn sẽ làm việc trong môi trường sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi: Phòng kỹ thuật, phòng dự án…; Nếu bạn làm trong môi trường sản xuất, thì thường phải tiếp xúc với các máy móc, sắt thép, dầu nhớt,… và kể cả tiếng ồn; Với tính chất của công việc thì bạn thường phải làm việc theo nhóm và theo tổ, ca kíp.
Những tố chất cần có của người kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí: Là dân Cơ khí bạn cần phải có sự đam mê với công việc, với ngành nghề mà bạn đã lựa chọn; Có tư duy sáng tạo, tư duy logic; Có sức khỏe tốt.
Với những tư chất và niềm yêu thích với nghề, bạn hoàn toàn có thể làm một Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí, tuy nhiên, để có thể trở thành kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí thì trước tiên bạn phải được đào tạo tại một cơ sở uy tín, chất lượng. Tham gia khoá đào tạo Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá bạn sẽ được: Trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo, cải tiến các sản phẩm cơ khí. Khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất… Với thời gian thực hành lên tới 70% và bắt đầu từ học kỳ 2, bạn đã có thể bắt đầu “kiếm tiền” bằng chính tay nghề của mình.
Tham khảo thêm về Công nghệ kỹ thuật cơ khí của trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá tại đây!