Với những ai đang theo đuổi con đường sự nghiệp IT chắc chắn sẽ nghe rất nhiều đến cái tên Java – một trong những ngôn ngữ lập trình hot nhất hiện nay. Tuy nhiên, để làm quen và thành thạo nó thì sẽ là cả một chặng đường dài.
Lần này, Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá sẽ mang đến cho các bạn sinh viên ngành lập trình một vài thông tin hữu ích về cách nhập xuất cho những ai đang mới bắt đầu tìm hiểu và làm quen với Java để các bạn có được những kiến thức cơ bản, nền móng vững chắc và tự tin làm chủ ngôn ngữ lập trình này.
- Xuất dữ liệu ra màn hình: In giá trị mặc đinh hoặc giá trị của biến ra màn hình
– Cách gõ nhanh sử dụng phím tắt: sout + tab
– Xuất dữ liệu ra màn hình có 3 loại:
- System.out.println(“ ”);
- Ý nghĩa: Xuất kết quả ra màn hình đồng thời con trỏ chuột nhảy xuống dòng tiếp theo.
- Ví dụ:
- System.out.print(“ ”);
- Ý nghĩa: Xuất kết quả ra màn hình nhưng con trỏ chuột không xuống dòng.
- Ví dụ:
- System.out.printf(“ ”);
- Ý nghĩa: Xuất ra màn hình kết quả đồng thời có thể định dạng được kết quả đó nhờ vào các đối số thích hợp.
- Ví dụ:
Các bộ định dạng có sẵn trong Printf:
- %c: Ký tự
- %d: Số thập phân (số nguyên) (cơ số 10)
- %e: Dấu phẩy động theo cấp số nhân
- %f: Dấu phẩy động
- %i: Số nguyên (cơ sở 10)
- %o: Số bát phân (cơ sở 8)
- %s: Chuỗi
- %u: Số thập phân (số nguyên) không dấu
- %x: Số trong hệ thập lục phân (cơ sở 16)
- %t: Định dạng ngày / giờ
- %%: Dấu phần trăm
- \%: Dấu phần trăm
- Nhập dữ liệu từ bàn phím
- Để nhập dữ liệu từ bàn phím trong Java, chúng ta sử dụng lớp Scanner
- Lớp Scanner, là một lớp nằm trong gói java.util, được sử dụng để đọc dữ liệu đầu vào từ các nguồn khác nhau như luồng đầu vào, người dùng, tệp.
- Đầu tiên phải import thử viện vào: import java.util.Scanner;
- Sau đó ta gọi và khởi tạo đối tượng từ lớp Scanner: Scanner sc = new Scanner(System.in);
- Mời người dùng nhập: System.out.prinln(“Mời bạn nhập Tên: ”);
- Khai báo 1 biến để lưu giá trị cho người dùng nhập vào: String name = sc.nextLine():
- In ra màn hình: System.out.printf(“Chào bạn %s”,name);
Ví dụ:
Trong việc sử dụng đối tượng từ lớp Scanner có rất nhiều cách để lấy kiểu dữ liệu thì tùy theo giá trị nhập vào từ người dùng. Chúng ta sử dụng dấu chấm (.) để lựa chọn.
Trong ví dụ trên, các bạn thấy trong quá trình nhập, chúng ta đã bị chường trình bỏ qua 1 phần nhập Quê quán. Đây là ví dụ về lỗi cơ bản, lỗi bị trôi lệnh.
Vậy chúng ta sẽ khắc phục lỗi này nhé:
- Cách 1: Đặt thêm 1 dòng code là sc. nextLine(); đằng trước lệnh bị trôi
Ví dụ: (thêm sc. nextLine() ở dòng số 26)
- Cách 2: Ép kiểu dữ liệu nhập vào mà không phải là chuỗi, lúc đó chúng ta không cần quan tâm đằng sau sc.next nó là gì, mà chỉ cần nhớ là sc.nextLine();
Ví dụ: (ví dụ dưới ép kiểu int old ở dòng số 24)
Trên đây là hướng dẫn cơ bản nhập xuất bằng ngôn ngữ Java sử dụng IDE netbean, hy vọng sẽ phần nào hỗ trợ, giúp đỡ các bạn trong quá trình làm quen với Java trở nên dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công với bài hướng dẫn lần này!