Những điều cần biết về Gen Z – Đối tượng khách hàng chủ lực của hiện tại và tương lai

13:09 17/02/2022

Gen Z là ai mà sao các doanh nghiệp ngày càng “chi bạo” cho các chiến dịch marketing nhắm vào đối tượng này? Tại sao các thương hiệu lại phải “đau đầu” tìm cách chăm sóc Gen Z? Doanh nghiệp đã thực sự hiểu Gen Z chưa? Làm sao chinh phục thế hệ Z này? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm câu trả lời!

Gen Z – đầy đủ Generation Z – tức thế hệ Z – là nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ Millennials và thế hệ Alpha, được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2012 (theo Wikipedia). Điều khác biệt rõ rệt của Gen Z so với các thế hệ trước là Gen Z được xem là thế hệ đầu tiên lớn lên với sự tiếp cận Internet và Smartphone, ngay từ khi còn bé. Và đây cũng chính là thế hệ chiếm khoảng 40% người tiêu dùng hiện tại – một thế hệ đang trưởng thành với nhu cầu tiêu dùng, mua sắm lớn mà các doanh nghiệp không thể không quan tâm.

Những sự thật thấu hiểu thế hệ Z!

  1. Gen Z sống không thể thiếu Smartphone & mạng xã hội

Gen Z là thế hệ lớn lên cùng các trò chơi trên điện thoại và máy tính bảng của bố mẹ cho đến khi họ bắt đầu được sở hữu chiếc điện thoại thông minh của riêng mình vào năm lên 10, 11 tuổi (trung bình). Hiện nay, Gen Z dành ít nhất 3 tiếng/ngày cho việc sử dụng điện thoại, dành 2 giờ 55 phút mỗi ngày để truy cập vào các phương tiện truyền thông xã hội (theo World Economic Forum) trong đó khung 16h-22h là thời gian Gen Z dùng mạng xã hội nhiều nhất, đặc biệt là khung giờ 20h-22h.

Theo khảo sát, khoảng 71% thanh thiếu niên Gen Z sử dụng thiết bị di động để xem video, trong khi 51% sử dụng điện thoại di động để lướt phương tiện truyền thông xã hội (theo Think with Google)… Những con số này đã nói lên được tầm quan trọng của điện thoại thông minh và mạng xã hội trong đời sống của thế hệ Z hiện nay.

  1. Gen Z có ý thức cao về ngoại hình và xây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân

Thế hệ Z ngày càng “ám ảnh” với việc xây dựng hình ảnh cá nhân, đối với thế hệ này thương hiệu cá nhân có tầm quan trọng hơn hẳn các thế hệ trước. Gen Z nhận thức được bản thân mình như thế nào, cá tính của họ ra làm sao, Gen Z muốn tự xây dựng hình ảnh cá nhân theo cách riêng từ phong cách ăn mặc, gu thời trang, trang điểm, cử chỉ, giao tiếp… sau đó chia sẻ hình ảnh cá nhân này với bạn bè, người quan tâm cả trên mạng cũng như ngoài đời thật. 

45% Gen Z khi được hỏi chia sẻ rằng: số lượng like, comment, share trên các trang MXH cá nhân thể hiện mức độ nổi tiếng của họ, và 51% cảm thấy quan trọng khi được người khác tương tác. 

Nắm bắt được “sự thật” này, ngày càng có nhiều thương hiệu thực hiện chiến dịch truyền thông theo kiểu “cá nhân hoá” và đạt được mức độ nhận diện thương hiệu tốt cũng như doanh số cao (Ví dụ: Cocacola, Biti’s Huter,…)

Gen Z có ý thức cao về ngoại hình và xây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân

  1. Gen Z xây dựng mối quan hệ trên mạng xã hội tốt hơn so với bên ngoài

Theo khảo sát, Gen Z có sở thích lướt Facebook xem thông tin (79%) cao hơn hẳn so với sở thích ra ngoài cà phê (42%), họ cảm thấy những mối quan hệ phát triển tốt hơn trêng mạng xã hội thay vì ra ngoài, gặp mặt trực tiếp.

Với chính tương tác trên mạng xã hội, họ cũng có nhiều thói quen khác biệt, chênh lệch: 50% Gen Z dùng chat dạng gõ chữ (text), trong khi đó gọi điện (phone call) chỉ chiếm khoảng 7%. Đối với chat dạng gõ chữ (text) thì Gen Z lại có thói quen dùng “emoji” thể hiện cảm xúc hơn là lời nói. 

Từ đó, nhiều nhãn hàng đã nắm bắt và thực hiện các chiến dịch xoay quanh emoji để tiếp cận và chiến thắng đối tượng khách hàng thuộc thế hệ Z này (Ví dụ: Cococola, Pepsi, McDonald’s,…)

Chiến dịch sử dụng emoji “Trao cảm xúc” của Cocacola

  1. Gen Z – những người tiêu dùng có ý thức

Gen Z là thế hệ gắn liền với phong cách sống độc lập, hiểu rõ về nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân. Họ lớn lên trong thời kì suy thoái kinh tế, áp lực về tài chính… họ trở thành những người sống thực dụng hơn các thế hệ trước, các quyết định của họ không dễ dãi, mặc dù họ coi trọng sự linh hoạt, thay đổi và rủi ro. Gen Z bị thu hút bởi thói quen chi tiêu tối đa hoá giá của từng đồng mà họ bỏ ra; khi mua sắm trực tuyến hoặc tại các cửa hàng, 65% Gen Z thích xem càng ít hàng càng tốt, 66% nói rằng chất lượng cao của sản phẩm là điểm quan trọng nhất đối với họ khi mua hàng, khoảng 65% Gen Z nhìn thấy giá trị trong các phiếu giảm giá, giảm giá và các chương trình có thưởng (theo Institute of Business Management). 

Tuy nhiên đây cũng là thế hệ biết cách kiếm tiền và kiếm tiền giỏi khá sớm, nhiều trong số họ đã làm ra thu nhập cao thông qua bán hàng – mua sắm online dù vẫn còn đi học hay mới ra trường. Đó cũng là một trong những lợi thế mà Gen Z có được nhờ sinh ra ở thời kì công nghệ số như có đề cập ở phần trên.

  1. Gen Z coi trọng những giá trị cộng đồng và là thế hệ tạo ra ảnh hưởng tích cực lên thế giới

Gen Z được sinh ra ở thời đại 4.0 – thế giới phẳng nên việc tiếp cận tri thức nhân loại dễ dàng và thuận tiện hơn các thế hệ trước, cũng từ đó họ muốn tự trưởng thành và tạo sức ảnh hưởng theo cách riêng của mình. Họ sẵn sàng bị thu hút với vô vàn vấn đề của xã hội như hoạt động từ thiện, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn hay các hoạt động bảo vệ môi trường, lợi ích cộng đồng xã hội…

Đứng ở góc độ tiêu dùng và thương hiệu thì Gen Z đặc biệt chú trọng đến “trách nhiệm của nhãn hàng đối với xã hội”. Hiểu được điều này, nhiều thương hiệu đã thực hiện các chiến dịch truyền thông gắn liền với giá trị cộng đồng, sử dụng hashtag, challenge (thử thách) liên quan để tiếp cận đối tượng Gen Z, vừa là cách thể hiện sự quan tâm của thương hiệu với xã hội, vừa đánh đúng Insight “coi trọng giá trị cộng đồng và muốn tạo ra ảnh hưởng tích cực lên thế giới” của thế hệ Z (Ví dụ Biti’s Hunter, Grab, Lifebouy,…)

Gen Z – thế hệ tạo ra ảnh hưởng tích cực lên thế giới

Có thể thấy rằng, Gen Z đang ngày càng trưởng thành và bắt đầu làm lu mờ các thế hệ trước, trở thành người tiêu dùng mục tiêu của hiện tại và tương lai. Vì vậy các doanh nghiệp cần thấu hiểu thế hệ này, bắt kịp những kỳ vọng, những giá trị của họ, có các chiến lược truyền thông marketing phù hợp để “win” được Gen Z, tránh bị bỏ lại phía sau.

Trang Lê Hà Nam – Giảng viên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng

*Bài viết có tham khảo thông tin và số liệu từ các nguồn: Wikipedia, World Economic Forum, Think with Google, Institute of Business Management, Aim Academy,…

 

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận