Digital marketing là hình thức tiếp thị, quảng bá sản phẩm tuyệt vời trong thời đại công nghệ số. Các chiến dịch Digital Marketing nếu được triển khai một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp bứt phá doanh thu và dễ dàng đương đầu với hàng ngàn đối thủ cạnh tranh khác. Và cùng điểm lại những xu hướng đã ‘làm mưa làm gió’ thời gian qua.
1. Tìm kiếm bằng giọng nói: Làn sóng mới thu hút sự quan tâm
Những công nghệ mới ra đời đồng nghĩa với những tiện ích mới xuất hiện. Nổi bật trong số đó là tính năng tìm kiếm thông tin bằng giọng nói, giúp hỗ trợ người dùng nhanh chóng tiếp cận được dữ liệu mà họ đang cần tra cứu.
Theo một báo cáo của Google năm 2021, số lượt truy cập vào trang web này bằng giọng nói chiếm 20% tổng số lượng truy cập, con số này được ước tính lên tới 50% trong tương lai.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của PWC về việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng giọng nói, có tới 61% người tiêu dùng có độ tuổi từ 25-64 cho biết họ đã sử dụng và có ý định sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói trong tương lai.
Dựa vào những con số trên, không khó để dự đoán tìm kiếm bằng giọng nói sẽ là xu hướng tạo nên cơn sóng mạnh mẽ trong năm 2022, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để tồn tại.
2. Influencer Marketing vẫn tiếp tục là xu thế
Influencer Marketing là một hình thức tiếp thị truyền miệng tập trung vào việc sử dụng người có tầm ảnh hưởng để đưa thông điệp của thương hiệu đến một thị trường rộng lớn hơn.
Influencer có thể là người nổi tiếng, cũng có thể là những người có chuyên môn kiến thức được yêu thích trong lĩnh vực của họ.
Công việc chính của một Influencer là truyền bá về doanh nghiệp hoặc sản phẩm doanh nghiệp cung cấp thông qua các kênh xã hội của họ như Facebook, Instagram hay Youtube.
Trong những năm gần đây Influencer Marketing được đánh giá là đáng tin cậy hơn nhiều so với các hình thức tiếp thị khác.
Theo một nghiên cứu của Edelman năm 2019 về niềm tin của khách hàng đối với các thương hiệu:
- 63% người tiêu dùng tin tưởng ý kiến của influencer về sản phẩm nhiều hơn những gì thương hiệu nói về bản thân họ
- 58% mọi người đã mua một sản phẩm mới trong sáu tháng qua vì khuyến nghị của một người có tầm ảnh hưởng
Những con số này không chỉ thể hiện sức ảnh hưởng của influencer trong hoạt động tiếp thị mà còn chứng minh influencer marketing chính là xu hướng digital marketing mà những nhà làm tiếp thị thông minh nên nhanh chóng nắm bắt và áp dụng.
3. Sự bùng nổ của công nghệ bán hàng Chatbot
Các công ty ngày nay đều xem trí thông minh nhân tạo là một phần quan trọng trong quá trình số hóa của họ.
Đó là lý do sự xuất hiện của Chatbot AI đã và đang được nhiệt tình đón nhận không chỉ trên thế giới mà còn tại Việt Nam.
Chatbot được biết đến là một phần mềm trí tuệ nhân tạo được thiết lập nhằm mục đích cung cấp những giải pháp và giải quyết yêu cầu của khách hàng một cách tự động dựa trên các tập kịch bản có sẵn.
Với đầy đủ các tính năng chăm sóc khách hàng như một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, Chatbot hứa hẹn sẽ giải quyết hàng loạt các vấn đề mà đa số các doanh nghiệp đều gặp phải như:
- Đánh mất khách hàng vì trả lời chậm trễ
- Tốn kém chi phí cho nhân công trực page
- Không thể tiếp cận được khách hàng cũ
- Khó quản lý, kiểm tra đơn hàng
- Khó chăm sóc khách hàng đa kênh
Ngoài ra, Chatbot còn được đón nhận bởi khả năng phản hồi 24/7. Khách hàng giờ đây có thể nhận tư vấn sản phẩm ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào một cách nhanh chóng mà không tốn thời gian chờ đợi nhân viên trực fanpage online.
4. Video marketing là con đường tất yếu
Tiếp thị video là một trong những cách thức tiếp thị quan trọng nhất ngày nay, thậm trí điều này vẫn có thể đúng trong 5-10 năm tới.
Một báo cáo thường niên về thực trạng tiếp thị video của Wyzowl đã chỉ ra rằng
- Có 86% doanh nghiệp sử dụng video là công cụ tiếp thị trong năm 2021, tăng nhẹ so với năm 2020 là 85%
- 93% marketers cho biết tiếp thị video là phần quan trọng nhất trong các chiến dịch marketing của họ
- 87% marketers cho biết tiếp thị video đem lại cho họ lợi nhuận ròng dương, con số này ở các năm về trước cũng không hề thấp. Với năm 2020 là 88%, năm 2019 và 2018 lần lượt là 83% và 78%
Cũng theo nghiên cứu này, cho đến nay, video là cách phổ biến nhất mà khách hàng muốn tìm hiểu về một sản phẩm mới trên thị trường.
Do đó, tiếp thị bằng video chắc chắn sẽ tiếp tục là một mảnh ghép quan trọng của các chiến dịch marketing trong năm 2022.
5. Content Marketing vẫn là vua
Theo một số khảo sát trong năm 2021, các thương hiệu trên thế giới sử dụng 36% ngân sách đầu tư cho hoạt động phát triển nội dung và con số này được dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong nhiều năm tới.
Do đó, không có gì làm lạ khi Content marketing vẫn tiếp tục là “vua” trong năm 2022.
Công việc của một người làm tiếp thị nội dung là kết nối khách hàng, lôi kéo sự quan tâm của họ đối với sản phẩm sau khi đọc, xem, hay nghe những thông tin mà bạn truyền tải.
Một nội dung tiếp thị tốt chính là yếu tố cốt lõi giúp khách hàng lựa chọn doanh nghiệp của bạn thay vì hàng ngàn đối thủ cạnh tranh khác.
6. Tiếp thị truyền thông xã hội chưa bao giờ là lỗi mốt
Sự gia tăng chóng mặt về số lượng người dùng các nền tảng mạng xã hội đã tạo ra cơ hội béo bở cho doanh nghiệp và marketer quảng bá sản phẩm của họ một cách thuận tiện và dễ dàng.
Những nền tảng mạng xã hội này không chỉ giúp doanh nghiệp “bày bán” sản phẩm và dịch vụ của mình mà còn hỗ trợ họ tương tác, kết nối nhanh chóng với khách hàng thông qua công cụ bình luận và nhắn tin trực tiếp.
7. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Một ngày một người dùng Internet tiếp nhận hàng trăm thông điệp tiếp thị đến từ hàng trăm doanh nghiệp khác nhau. Việc khách hàng ngó lơ doanh nghiệp của bạn hoàn toàn là điều dễ hiểu nếu như bạn không biết cách cá nhân hóa trải nghiệm của họ.
Chỉ với những thay đổi nhỏ trong cách thức truyền đạt nội dung, doanh nghiệp có thể ghi điểm trong mắt khách hàng tiềm năng, từ đó lôi kéo họ đưa ra quyết định mua hàng.