Hôm nay hãy cùng Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá tìm hiểu 1 cuốn sách cực kỳ hữu hiệu trong khi giao tiếp nhé!
Trong những buổi coach 1:1 ở môn Kỹ năng học tập rất nhiều bạn sinh viên đã từng chia sẻ rằng: Em rất ngại khi nói chuyện với người lạ, em thấy mình nói chuyện không hay, em luôn chờ các bạn chủ động nói chuyện với em trước, em chỉ nói được hai đến ba câu là không biết nói gì tiếp theo, em rất căng thẳng trong buổi phỏng vấn xin việc,…
Bạn có gặp những vẫn đề như vậy không? Có phải bạn đang muốn gây dựng những mối quan hệ nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Nếu đúng là như vậy, hãy thử đọc “Small talk – Nói chi khi chẳng biết nói gì” của tác giả Debra Fine để học được cách biến mỗi cuộc trò chuyện thành cơ hội để gặt hái thành công nhé.
Bạn có thể từng nghĩ rằng một người giao tiếp tốt vốn đã được trời ban cho sự hoạt ngôn và sinh ra đã sẵn có. Nhưng đừng lo, bởi mẹ đẻ của cuốn sách này – Debra Fine cũng từng là một kỹ sư nhút nhát, rụt rè và tính tình trầm lặng. Nhưng giờ đây, cô ấy đã trở thành diễn giả đồng thời là chuyên gia đào tạo được công nhận trên toàn nước Mỹ. Mục đích cô viết cuốn sách này là mang đến cho mọi người những điều cô đã học hỏi được để những ai đọc được cuốn sách này đều thu hoạch được những thành quả từ việc có những kỹ năng trò chuyện tuyệt vời.
Trò chuyện không giống như tán gẫu, nó thực sự là một công cụ hữu ích để giúp bạn thăng tiến trong công việc, có được sự tôn trọng của người khác, mở rộng việc kinh doanh, những mối quan hệ xã hội và khiến bạn ngày càng tự tin. Small talk cung cấp những kĩ năng dễ thực hiện, giúp bạn thoải mái trong mọi tình huống giao tiếp. Debra Fine giúp bạn biết:
- Kết giao với người khác trong mọi hoàn cảnh.
- Cứu vãn cuộc trò chuyện sắp bế tắc.
- Luôn bình tĩnh, tự tin, làm vui lòng khách hàng.
- Tránh được những giây phút im lặng vì bối rối, lúng túng.
- Khiến người khác cảm nhận được sự ấm áp, lòng nhiệt thành của bạn và làm cho họ thích thú khi ở bên bạn.
- Tạo được ấn tượng tích cực và lâu dài với người cùng trò chuyện ngay từ giây phút bạn chào họ.
Dũng cảm “phá băng”
Trò chuyện cũng giống như bóc củ hành tây nhiều lớp, chúng ta phải tạo thiện cảm từ từ. Để bắt đầu những bước nhỏ đầu tiên trong cuộc hành trình nâng cao khả năng giao tiếp, Debra gợi ý cho chúng ta hãy bắt chuyện với người lạ ngay trong hoàn cảnh bình thường, tự giới thiệu về mình, chủ động tìm kiếm những cuộc trò chuyện và duy trì chúng. Nếu bạn không biết phải bắt đầu từ đâu thì cô ấy đã có ngay một danh sách câu hỏi “bỏ túi” để giúp bạn phá tan bầu không khí im lặng bất cứ lúc nào.
Đi kèm với chúng là rất nhiều tips hay ho về những điều bạn nên hay không nên làm khi bắt đầu mỗi cuộc trò chuyện ví dụ như luôn trân trọng và nhớ tên của người đôí diện, giao tiếp bằng mắt hay mỉm cười thân thiện. Và quan trọng nhất, bạn hãy nhớ rằng, có lẽ không chỉ có mình bạn cảm thấy lúng túng khi mở đầu câu chuyện, có lẽ đối phương cũng đang rất muốn mở lời với bạn, vậy nên hãy nắm lấy sự chủ động để phá băng tạo thêm tình bạn mới.
Lắng nghe là nhìn nhận, không đơn thuần chỉ là nghe.
Mỗi chúng ta đều có hai cái tai nhưng lại có một cái miệng; liệu phải chăng muốn hàm ý hãy nghe nhiều hơn và nói ít đi. Nhưng nghe thôi là chưa đủ, chúng ta cần học cả cách lắng nghe bằng cả con tim, bằng cả cơ thể của mình để có thể thấu hiêủ được người nói.
Lắng nghe hiệu quả đòi hỏi kỹ thuật nhiều hơn là chỉ nghe những từ được chuyển tới. Bạn phải tìm ra ý nghĩa và hiểu được những gì đang nghe thấy. Vì “Ý nghĩa không phải từ lời nói mà là từ con người” và trong giao tiếp, lời từ chỉ chiếm 7% còn phi ngôn từ (tông giọng, cử chỉ, nét mặt, …) chiếm đến 93%.
Quá trình lắng nghe là vô hình đối với người quan sát. Chúng ta không thể nhìn thấy sự rung động của âm thanh đi vào tai của ai đó để khẳng định họ có đang nghe thấy thông điệp ta nói hay không. Vì vậy những biểu hiện thể hiện sự phản hồi dù là nhỏ nhất cũng sẽ báo cho người nói biết bạn có đang lắng nghe hay không. Trong cuộc trò chuyện, những cử chỉ sau sẽ báo hiệu cho đối phương biết bạn đang rất quan tâm và phấn khích với cuộc trò chuyện:
- Tập trung
- Vươn người về phía trước
- Giao tiếp bằng mắt
- Mở rộng tay và thẳng người
- Thả lỏng cơ thể
- Hướng mắt về phía người nói
- Gật đầu và mỉm cười
Lịch sự rời khỏi cuộc trò chuyện
Nếu bạn muốn dừng cuộc trò chuyện lại vì bất cứ lý do gì thì bạn nên rút lui lịch sự và không làm tổn thương lòng tự trọng của người khác. Khi chuẩn bị kết thúc cuộc trò chuyện với ai đó, hãy nhớ lại lý do bạn bắt chuyện với họ và chuyển đối thoại về chủ đề đó hoặc hãy đưa ra một lý do thực sự bạn phải rời cuộc trò chuyện đó và tỏ lòng cảm kích với đối phương. Làm như thế, bạn sẽ có được cuộc trò chuyện ý nghĩa và bạn sẽ dễ dàng rút lui. Ví dụ như: Tom, được nói chuyện với anh về những thay đổi trong ngành Lập trình thật là tuyệt vời. Giờ tôi phải đi gặp một khách hàng trước khi cô ấy rời bữa tiệc. Cảm ơn vì đã chia sẻ kinh nghiệm của anh.
Đó là một cách rút lui suôn sẻ.
Cuốn sách còn đưa ra rất nhiều bí kíp và kỹ năng xử lý những tình huống phát sinh khác trong cuộc nói chuyện như cách tạo thiện cảm với mọi người hay cách quan sát bắt lấy từ khóa triển khai ý để duy trì cuộc trò chuyện,…Đi kèm với chúng là những tình huống rất thực tế và những câu hỏi – đáp gợi ý giúp những người dễ ngại ngùng nhất cũng có thể thử áp dụng vào câu chuyện của chính mình. Do đó, Small talk – Nói chi khi chẳng biết nói gì sẽ là cuốn cẩm nang rất hữu ích cho những ai đang loay hoay tìm cách cải thiện khả năng giao tiếp để giúp ích cho công việc và cuộc sống.
Giao tiếp không phải là một tài năng mà là kỹ năng, và mọi kỹ năng đều có thể rèn luyện. Hy vọng bài viết sẽ đem đến nhiều thông tin thú vị cho các bạn đam mê sách.
Bộ môn cơ bản
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá