-
Xét tuyển cao đẳng trên hồ sơ THPT
-
8 lý do để trở thành sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá
(Tuổi trẻ) – Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, rất nhiều dòng trạng thái được đăng tải lên Facebook, con đường nào sẽ dành cho mình sau kỳ thi này?
Liệu cánh cổng đại học (ĐH) có rộng mở và là cánh cổng duy nhất dẫn lối vào tương lai?
Do quy chế tuyển sinh năm nay có phần khác so với mọi năm, nên sẽ có nhiều trường vượt lên với số điểm cao, ngược lại cũng sẽ có trường hạ điểm xuống để thu hút sinh viên. Sau khi biết được điểm thi, các thí sinh bắt đầu suy nghĩ chọn trường và lúc này một “trận chiến” khác lại nổ ra.
Điểm chuẩn các trường vốn đã hot nay còn hot hơn, sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, các sĩ tử như tôi luôn phải tập trung đấu trí với các “đối thủ” để được vào trường ĐH mà mình mong muốn.
Những tiêu chí của riêng tôi khi chọn trường chính là:
– Ngành mình chọn phải là ngành mình yêu thích thật sự, không phải do ba mẹ, thầy cô quyết định. Tôi tin rằng bất cứ nghề nào cũng có khó khăn riêng. Chỉ khi có đủ đam mê, bạn mới có đủ dũng khí để đối đầu và vượt quá nó. Tôi vẫn tâm đắc với câu nói: Khi bạn theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.
– Số điểm của mình có thật vững chắc để chọi lại các thí sinh giỏi khác? Ngành ấy trong khoảng 3-4 năm nữa liệu có quá tải?
– 4 năm nữa, khi tôi ra trường, nhu cầu xã hội đang cần gì, thiếu gì?
Với tôi, trường hot không quan trọng bằng người “hot”. Khi đã đậu vào các trường ĐH, những người thực tài, thực đam mê sẽ nổi bật và vượt lên trên số đông để tỏa sáng.
Tôi luôn nghĩ chọn trường đúng giống như bạn đang đi mua… thuốc trị bệnh. Khi mua một loại thuốc, nhiều hãng khác nhau nhưng thành phần hoạt chất lại giống nhau, nhiều người biết đến hãng này thì thuốc hết nhanh, những người đến sau tìm lại không có. Nhưng nếu mở rộng lòng mình để chọn lựa thì hóa ra vẫn còn rất nhiều hãng có thuốc cùng công dụng, có đủ khả năng “trị” cho mình hết bệnh, giá cả lại phải chăng, hợp túi tiền.
Và nếu thật sự cảm thấy mình “không có duyên” với con đường học vấn, tôi nghĩ các trường dạy nghề, các trung tâm dạy các môn năng khiếu như vẽ, hát… là một lựa chọn hợp thời.
Từ quan sát của mình, tôi thấy rất nhiều người có bằng ĐH chính quy, thậm chí thạc sĩ, nhưng lại thất nghiệp, trong khi đó những người thợ có tay nghề vững vàng lại có công việc ổn định, thu nhập rất khá.
Rõ ràng ĐH không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công!
Dù số điểm có ra sao cũng không quyết định hết con người chúng ta, nó chỉ phản ánh một phần sự cố gắng của chúng ta hôm nay. Một lời chúc cho tôi và cho tất cả những ai đang ở tuổi 18, những người vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT và đứng trước sự lựa chọn của cuộc đời: Chúc tất cả chúng ta chọn được con đường phù hợp nhất cho mình.
Theo Đào Lê Tâm An/Báo Tuổi Trẻ