Để làm tốt trong ngành Du lịch cần đòi hỏi người học phải trang bị nhiều kỹ năng mềm cùng kiến thức thực tế đa dạng, phong phú.
Mục lục
Tổng quan về ngành Du lịch
Ngành Du lịch là ngành gì?
Du lịch là hoạt động khám phá, tham quan của con người khi đi ra khỏi khu vực đang sinh sống và làm việc hàng ngày để đến một địa điểm mới mẻ, khác lạ tìm hiểu, nghỉ ngơi và các hoạt động khác phục vụ mục đích vui chơi giải trí.
Ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều nhóm ngành nghề khác nhau nhưng đều liên quan đến nhiệm vụ chính: Đào tạo và cung cấp nhân lực cho các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng.
Có nên học ngành Du lịch tại Việt Nam?
Nhờ thiên nhiên ban tặng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về địa lý, khí hậu và điều kiện tự nhiên để phát triển ngành Du lịch như đường bờ biển dài 3000 km dọc theo nước và rừng xanh. Việt Nam tự hào có hơn 125 bãi biển và nằm trong danh sách top 12 quốc gia có vịnh đẹp nhất trên thế giới.
Hơn cả thế, nước ta có hơn 3.000 cảnh quan và di tích lịch sử được liệt kê là di sản quốc gia cũng như tám di sản thiên nhiên và văn hóa được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Ngành du lịch có sự đóng góp to lớn vào tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ở nước ta. Hiện các nhóm ngành nghề này được coi là một trong 3 ngành kinh tế lớn, được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển. Du lịch thúc đẩy hỗ trợ các ngành khác phát triển như như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, lưu trú, ăn uống.
Có thể nói, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cũng như sự hồi phục sau dịch bệnh Covid – 19, Du lịch Việt Nam đã và đang trên bước đà tiếp tục phát triển, mang đến nguồn thu lớn cho sự phát triển của nước nhà. Theo học Du lịch tại Việt Nam sẽ đưa đến vô vàn cơ hội tiềm năng cho các bạn trẻ hiện nay.
Học Du lịch ra trường làm gì?
Điều hành du lịch
Nhiệm vụ chính của những người làm điều hành du lịch chính là phân công việc cho các hướng dẫn viên, giúp các hướng dẫn viên tiếp nhận thông tin từ các chương trình du lịch về yêu cầu của khách, các vấn đề phát sinh trong tour. Những người điều hành cũng sẽ phối hợp với các bộ phận và cơ quan chức năng giải quyết, đồng thời nhận và giải quyết những khiếu nại của khách sau khi tour kết thúc. Bên cạnh đó họ còn có nhiệm vụ điều phối những người điều khiển phương tiện đưa đón và phục vụ khách.
Mặc dù có thể nhiều người sẽ lầm tưởng vị trí điều hành du lịch chủ yếu làm việc trong văn phòng thoải mái và dễ dàng hơn các ngành khác, thế nhưng chính ngành nghề này cũng phải chịu áp lực khá lớn với lượng thông tin khổng lồtừ các tour, đặc biệt là trong mùa cao điểm du lịch như mùa hè, lễ tết,…
Hướng dẫn viên du lịch
Đây chính là công việc được nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành du lịch. Nhiệm vụ chính của công việc này chính là là đón tiếp khách, tổ chức các hoạt động theo yêu cầu, giới thiệu tại các điểm tham quan, quản lý việc ăn, nghỉ, đi lại và đảm bảo sự an toàn cho khách trong suốt chuyến đi, trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc báo về trung tâm để được hướng dẫn.
Khác với định kiến làm Hướng dẫn viên Du lịch phải có ngoại hình đẹp, trong thực tế, Hướng dẫn viên du lịch không cần ngoại hình quá xuất sắc, quan trọng nhất vẫn là kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt, sức khỏe dẻo dai và tâm lý ổn định.
Nhân viên lễ tân
Công việc chính của nhân viên lễ tân là nhận điện thoại, trả lời và giải đáp các thông tin liên quan đến khách hàng, đối tác, doanh nghiệp , tiếp đón khách, nhận thông tin về yêu cầu của khách, kiểm tra xem các dịch vụ có đáp ứng đúng yêu cầu của khách không và giúp khách trong các việc điện thoại, nhận và ký gửi đồ, thanh toán.
Nhân viên lễ tân thường yêu cầu ngoại hình ưa nhìn, chỉn chu, nhanh nhạy, nghe hiểu đúng thông tin từ khách, giao tiếp chính xác, rõ ràng, khéo léo, và đặc biệt là phải biết ít nhất một ngoại ngữ để đón tiếp khách nước ngoài.
Nhân viên Marketing
Nhân viên Marketing du lịch là những người làm công việc nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách cũng như những gì doanh nghiệp mình cần làm để có hướng phát triển phù hợp, đáp ứng đúng sản phẩm cần thiết, từ đó đưa về thu lợi nhuận cao, giảm thiểu rủi ro không nên có.
Bên cạnh đó, họ cũng sẽ tiến hành các nghiên cứu thị trường khác theo yêu cầu của cấp trên, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng chương trình quảng bá, pr cho từng sản phẩm du lịch theo nhiều cách thức, với các mức giá cả, chất lượng để khách hàng dễ tiếp cận và chọn lựa.
TOP 5 Kỹ năng sinh viên ngành Du lịch phải biết
Khả năng giao tiếp tốt
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất và phải kể đến đầu tiên để làm tốt trong ngành Du lịch đó chính là giao tiếp. Vốn tính chất công việc của ngành Du Lịch là tiếp xúc với nhiều người, hướng dẫn trực tiếp cho du khách về địa điểm tham quan. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp của người hướng dẫn viên phải tốt để có thể ứng biến được các tình huống bất trắc xảy ra một cách nhanh nhất hiệu quả nhất và ổn thỏa nhất.
Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
Một người làm du lịch giỏi là người biết cách thức truyền tải thông tin chính xác và nhanh chóng tới du khách. Người hướng dẫn viên giỏi sẽ nắm vững nghiệp vụ, nắm bắt tốt tâm lý của các nhóm du khách khác nhau. Hơn cả thế, khả năng thuyết trình của người hướng dẫn viên phải độc đáo, mới lạ không nhàm chán và cần thu hút được đối tượng khách hàng, giúp họ hiểu thông điệp mà mình muốn truyền tải.
Vốn ngoại ngữ tốt
Ngoại ngữ là yếu tố bắt buộc đối với người Du lịch bởi lượng du khách và khách hàng đến với Việt Nam rất đa dạng quốc tịch trải dài khắp toàn cầu. Bên cạnh tiếng Anh, người làm Du lịch cũng cần bồi dưỡng thêm các thứ tiếng khác như tiếng Trung, Hàn, Nhật, Pháp,… Việc biết đa dạng ngôn ngữ sẽ là lợi thế giúp các bạn phát triển công việc sau này.
Am hiểu kiến thức lịch sử, địa lý
Để truyền tải tốt thông tin và kiến thức của địa điểm tham quan tới du khách, chúng ta cần phải nắm rõ kiến thức về lịch sử, địa lý của khu vực đó. Một khi có vốn kiến thức tốt, bạn cũng sẽ tự tin hơn khi thuyết trình và giải quyết tốt những vấn đề không mong muốn phát sinh.
Kỹ năng ứng biến và xử lý tình huống
Trong mỗi chuyến đi, tất nhiên sẽ không có gì là chắc chắn và hoàn mỹ như theo kế hoạch đã định sẵn ban đầu. Chính vì thế, người làm du lịch rất cần kỹ năng ứng biến hay còn gọi là xử lý tình huống. Việc xử lý nhanh gọn những tình huống phát sinh sẽ ghi dấu ấn đẹp trong lòng du khách cũng như đối tác doanh nghiệp. Thậm chí, đây là kỹ năng cần có với bất kỳ ngành nghề nào.
Muốn học Du lịch thì thi khối nào?
Để học ngành du lịch, các bạn trẻ sẽ có đa dạng sự lựa chọn khác nhau. Hầu hết các khối thi đều có ngành nghề này, trong đó một số khối thi chính như sau:
- Khối A00 gồm các môn thi Toán, Lý, Hóa.
- Khối A01 gồm các môn thi Toán, Lý, Anh.
- Khối C00 gồm các môn thi Văn, Sử, Địa.
- Khối D00 gồm các môn thi Toán, Văn Anh.
Ngoài ra, theo sự thay đổi của phương án tuyển sinh mới từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, mở rộng sự lựa chọn các bạn đó là:
- Khối D78 gồm các môn thi là Văn, Khoa học xã hội, Anh.
- Khối D90 gồm các môn thi là Toán, Khoa học xã hội, Anh.
- Khối C02 gồm các môn thi là Văn, Toán, Hóa.
- Khối D07 gồm các môn thi Toán, Hóa, Anh.
- Khối D14 gồm các môn thi là Văn, Sử, Anh.
- Khối D15 gồm các môn thi là Văn, Địa, Anh.
- Khối D10 gồm các môn thi là Toán, Địa, Anh.
Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn đã có thể hiểu hơn về ngành Du lịch cũng như cơ hội phát triển của ngành nghề này tại nước ta. Chúc các bạn có lựa chọn sáng suốt cho hành trình sắp tới!
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá