Cuộc tranh luận “nảy lửa” giữa thầy Vũ Chí Thành – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá và bà Ngô Thị Ngọc Lan – Giám đốc khu vực miền Bắc Navigos tại tọa đàm trực tuyến “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp” phần nào đã giải quyết bài toán chọn ngành, chọn nghề cho học sinh, sinh viên và ý nghĩa thực sự của tấm bằng Đại học, Cao đẳng.
Buổi tọa đàm được tổ chức tối ngày 20/3 tại Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá thu hút nhiều ý kiến trao đổi thẳng thắn của các chuyên gia, nhà tuyển dụng, đại diện doanh nghiệp, KOLs trong lĩnh vực giáo dục, nhân sự.
Tọa đàm có sự tham gia của thầy Vũ Chí Thành – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá , bà Ngô Thị Ngọc Lan – Giám đốc khu vực miền Bắc Navigos Search, anh Phùng Thái Học – Chủ quán Trà đá, Admin Tâm sự con sen, Founder & CEO TAT Academy và Duy Muối – CEO & Founder DC Media.
Qua hơn 1 tiếng tranh luận, talkshow phần nào cho thấy tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp, đưa ra những lời khuyên để học sinh, sinh viên hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề trước thực trạng nhiều sinh viên ra trường không có việc làm hiện nay.
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt, xã hội chỉ dung nạp những con người có năng lực. Mà năng lực đó phải được xây dựng và phát triển dựa trên nền móng là kiến thức mà sinh viên đã được học không chỉ trên ghế nhà trường mà còn trong những hoạt động thực tế. Học để lấy kiến thức, kinh nghiệm ngày càng là điều tất yếu đối với tất cả mọi người.
Đại diện cho những bạn trẻ hướng tới có công việc tốt và đáp ứng nhu cầu xã hội, thầy Vũ Chí Thành cho rằng: “Chúng ta muốn nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, đem đến những điều tốt đẹp cho xã hội thì chúng ta cần phải có việc làm. GenZ bây giờ cực kỳ nhạy cảm với những cái môi trường số và nhanh chóng nắm bắt cơ hội, kiếm tiền trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng kiếm tiền sớm, chúng ta đừng lao ra kiếm tiền mà lơ là việc học tập.
Mỗi người đều có ước mơ, mong muốn có được tấm bằng danh giá. Nhưng thực tế thì không phải ai cũng có thể thực hiện được ước mơ đó. Chính vì vậy, bên cạnh nhận diện đam mê, người học cần xác định liệu mình có năng lực để theo đuổi đam mê đó hay không? Bên cạnh đam mê, năng lực, thí sinh nên tìm hiểu về “nhu cầu xã hội”, để có thể sống được với nghề mình chọn, công việc mình yêu thích”.
Khi quyết định lựa chọn cơ hội việc làm, các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn đang đứng ở ngưỡng cửa định hướng nghề nghiệp cần phải hiểu rằng, bên cạnh “Đam mê – Năng lực”, các bạn nên tìm hiểu về “Nhu cầu xã hội”. Như vậy các bạn có thể sống được với nghề mình chọn, công việc mình yêu thích.
Phản bác lại ý kiến trên khi nêu quan điểm khẳng định vai trò của tấm bằng, bà Ngô Thị Ngọc Lan – Giám đốc khu vực miền Bắc Navigos Search cho rằng, ở một góc độ nào đó các bạn trẻ nên có bằng cấp để có một nền tảng vững chắc, một khởi điểm ban đầu thuận lợi.
Có kinh nghiệm nhiều năm trong đào tạo nhân sự ở đa dạng lĩnh vực như: Kế toán, tư vấn, quản lý điều hành, giáo dục, nhân sự, mua sắm, bất động sản,… bà Ngô Thị Ngọc Lan hiểu rất rõ sự quan trọng của nền tảng kiến thức. Bà nhận định: Việc lựa chọn yếu tố bằng cấp trong tuyển dụng dựa vào 4 khía cạnh chính, bao gồm: Xu hướng tuyển dụng nhân sự trên phạm vi toàn cầu; mục tiêu phát triển kinh tế tập trung vào công nghiệp hóa, kỹ thuật hóa, số hóa yêu cầu lao động có trình độ cao tại Việt Nam; nâng cao khả năng thu hút đầu tư FDI bởi khả năng cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao; và tiêu chí tuyển dụng thực tế của doanh nghiệp đối với các vị trí công việc có tính đặc thù, chuyên biệt.
Khẳng định vai trò của tấm bằng, bà Ngô Thị Ngọc Lan cho biết: Đầu tư vào việc học có thể xem là là chi phí cơ hội để giúp chúng ta có thể phát triển, thăng tiến trong tương lai.
“Tấm bằng sẽ cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn có mức độ hiểu biết và nền tảng chuyên sâu của một chuyên ngành, lĩnh vực. Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng sẽ có kế hoạch đào tạo bổ sung giúp bạn thích nghi tốt hơn với công việc, nâng cao hiệu suất và đem lại giá trị thực tế mà doanh nghiệp kỳ vọng”, bà Ngô Thị Ngọc Lan cho hay.
Thầy Vũ Chí Thành vẫn bảo vệ quan điểm có nhiều bằng cấp danh giá cũng chưa đánh giá được khả năng làm việc của bạn. Bằng cấp là giấy chứng nhận kết quả việc bạn học lý thuyết, còn bạn thành công hay thất bại trong công việc lại đánh giá bạn qua kỹ năng thực hành.
Thầy hiệu trưởng phân tích: “Trong xã hội hiện nay thời gian không cho phép chờ đợi ai cả, nếu chúng ta cứ chồng các bằng cấp lên thì chúng ta cứ nghĩ cơ hội của chúng ta sẽ cao hơn nhưng thực ra không phải. Chúng ta hãy dành thời gian để học đúng cái mà xã hội cần, đúng với năng lực của mình và hãy trải nghiệm cuộc sống công việc nhiều hơn. Chính việc trải nghiệm công việc sẽ mở ra nhiều cơ hội”.
Thầy cũng đưa ra một ví dụ thực tế một sinh viên ra trường nếu như mất 3 năm để kiếm thêm một tấm bằng nữa thì trong 3 năm đó bạn bỏ lỡ vô số cơ hội. Thầy Vũ Chí Thành cũng khẳng định niềm tin rằng học đúng, ra trường sớm để lao vào làm những thứ mình đang học thì chắc chắn sẽ có cơ hội để vươn lên và đi trước so với các bạn khác.
Bà Ngô Thị Ngọc Lan vẫn không “nhượng bộ” khi đưa ra nhiều lý lẽ không đồng tình với quan điểm với thầy Vũ Chí Thành: “Học và liên tiếp có những bằng cấp ở mức cao hơn sẽ giúp cho con đường sự nghiệp của mình có thể đi lên. Bằng cấp là một sự đầu tư về mặt thời gian, về mặt công sức để bạn có thể học, ở trường đời hoặc là các trường đại học. Và cái việc đầu tư thời gian đó giúp cho bạn có những kiến thức, kỹ năng nhất định để sau này, trước những biến cố của cuộc sống hoặc là những thay đổi, yêu cầu về nghề, bạn sẽ có những bước tiến có thể dài hơn so với những người đi bước tiến ngắn ngủi”.
Tuy nhiên, bà cũng chấp nhận sự thật rằng những trường hợp có bằng cấp tốt chưa chắc đã có một cơ hội công việc tốt, và cũng có rất nhiều trường hợp không có bằng cấp tốt, nhưng vì họ chịu học, chịu trải nghiệm, chịu phát triển, chịu tiếp thu thì cuối cùng cuộc đời của họ lại trở nên tươi sáng hơn rất nhiều.
Kết luận, thầy Thành khẳng định giá trị của tấm bằng phụ thuộc vào người học nó rất nhiều: “Thực tế mọi người cứ nói rằng bằng này có giá trị, bằng kia không có giá trị nhưng thực chất là những người học tấm bằng này sẽ đem lại giá trị cho tấm bằng đó”.
Màn tranh luận này đã nhận được sự quan tâm tích cực từ các bậc phụ huynh, học sinh, đặc biệt là các bạn học sinh 2K5, những người chuẩn bị bước vào kì thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2023 và chuẩn bị đưa ra quyết định về việc học ngành gì, chọn nghề gì trong thời gian tới đây!