Xét tuyển nguyện vọng 2: Có nên “nhắm mắt đưa chân”?

17:43 17/08/2016

Nhiều chuyên gia tuyển dụng hàng đầu Việt Nam từng nhận định: Bằng cấp chỉ là một tấm vé thông hành chứ không đảm bảo mức độ thành công của mỗi người.

Vậy tại sao nhiều bạn trẻ vẫn cố bấu víu vào “chiếc phao” nguyện vọng 2 để chạy theo tấm bằng Đại học mà không quan tâm mình có yêu thích ngành nghề và môi trường học tập đó không?

“Ép duyên” với nguyện vọng 2 và nguy cơ thất nghiệp

Quan niệm “Phải vào đại học bằng được” của người Việt khiến hàng nghìn thí sinh không có may mắn chạm vào nguyện vọng 1 với ngành nghề yêu thích, hợp sở trường và năng lực đành nhắm mắt chọn đại một ngành chờ xét tuyển nguyện vọng 2.

Bạn Nông Thị Huế đã theo đuổi giấc mơ học ngành Công nghệ thông tin từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, nhưng trước sự thay đổi về quy chế tuyển sinh cùng tính cạnh tranh cao khi lượng thí sinh đăng ký quá đông nên đành từ bỏ đam mê, chuyển sang học ngành khác của một trường Top dưới.

Theo số liệu thống kê của Bộ LĐ – TB & XH, trong quý 2/ 2016, cả nước có tới 191.300 người có trình độ từ đại học trở lên thất nghiệp. Nguồn ảnh: Internet.

Việc chọn sai ngành để có tấm vé vào đại học là một thực trạng tồn tại lâu nay xuất phát từ việc hướng nghiệp chưa được chú trọng. Đây cũng chính là lời giải cho bài toán tại sao hàng loạt cử nhân ra trường không tìm được việc làm hoặc làm việc trái ngành.

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong quý 2 của năm 2016, cả nước có 1.088 triệu người lao động trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, trong đó đáng chú ý có 191.300 người có trình độ từ đại học trở lên. Nguyên nhân chủ yếu là do lựa chọn ngành nghề của các bạn trẻ không xuất phát từ đam mê và chưa sát thực tế, trong khi người học lại thiếu năng động, chủ động trong tìm việc làm. Điều này dẫn đến nghịch lý, cử nhân ra trường không xin được việc còn các công ty, doanh nghiệp thì không tuyển nổi người.

Do lựa chọn nghề không phù hợp, rất nhiều cử nhân tốt nghiệp ra trường không xin được việc trong khi doanh nghiệp thì không tuyển nổi người. Nguồn ảnh: Internet.

Yêu thích Thiết kế đồ họa, nhưng vì không muốn mang tiếng rớt đại học, Nguyễn Ngọc Long đã nộp nguyện vọng 2 vào một ngành khác để thỏa ước nguyện của ba mẹ. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm ra trường, Long vẫn không tìm được công việc ưng ý. Cậu bạn chia sẻ: “Nếu như trước kia theo học Thiết kế đồ họa thay vì học tài chính ngân hàng như bây giờ thì mình đã có thể phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng. Có lẽ ngay từ đầu mình nên theo đuổi đam mê”.

Thực tế cho thấy những người làm việc không có đam mê với nghề thường chẳng tiến xa trong xã hội. Chính bởi vậy, lời khuyên của các chuyên gia tuyển dụng dành cho những bạn đang có ý định chọn nghề không đúng sở thích để không mang tiếng trượt đại học là phải thay đổi thái độ, cách nhìn theo chiều hướng tích cực, chỉ nên chọn nghề phù hợp với đam mê và hứng thú của bản thân.

Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công

Không phủ nhận nguyện vọng 2 là tấm vé may mắn giúp nhiều thí sinh có cơ hội vào đại học thay vì phải dành thời gian ôn tập chờ thêm 1 năm thi lại. Thế nhưng không phải ai cũng chọn đúng ngành học, trường học mình mong muốn.

Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, chuyên gia tâm lý học hướng nghiệp, Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam cho rằng, nhiều bạn trẻ chọn ngành nghề theo hình thức và “đam mê một nửa”, hoặc chạy theo mức thu nhập cao mà không biết mình có tố chất, năng lực, tính cách có phù hợp với yêu cầu của nghề không. Vì thế, nhiều người “vỡ mộng” sau khi ra trường. Thậm chí, không ít trường hợp phải bỏ dở, chuyển sang học ngành khác.

Trước thực trạng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đang ngày càng gia tăng, các nhà nghiên cứu giáo dục và chuyên gia việc cảnh báo nguy cơ nhu cầu nhân lực đại học đã bão hòa. Nguồn ảnh: Internet.

Từng theo học chuyên ngành Kế toán của một trường đại học tầm trung, nhưng chỉ sau 1 năm Lê Văn Thắng quyết định nghỉ giữa chừng vì không thật sự hứng thú với ngành này. Sau đó, Thắng nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành Ứng dụng phần mềm tại Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá . Hiện Thắng đang là kỹ thuật viên của một công ty chuyên về điện tử điện lạnh với mức lương trên 10 triệu/tháng.

“Học Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp không phải là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi người. Quan trọng là chúng ta phải lựa chọn đúng ngành học và ngôi trường mà mình yêu thích. Tại Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá , mình được học tập qua những dự án và tình huống thực tiễn, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Mình thực sự tìm thấy niềm đam mê với ngành nghề ở đây…” – Thắng chia sẻ.

Cũng giống Thắng, Ngọ Thị Luyến đã từng là sinh viên năm 2 chuyên ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Công nghệ, nhưng sau đó Luyến xin nghỉ vì không có đam mê và chuyển sang Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá để theo học ngành Kế toán doanh nghiệp. Với danh hiệu Thủ khoa khối ngành Kinh tế cùng sự hỗ trợ của Ban Quan hệ doanh nghiệp nhà trường, Luyến hiện đang làm kế toán tại một doanh nghiệp có tiếng ở Hà Nội.

Tại Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá , sinh viên được học tập dựa trên phương châm “Thực học – Thực nghiệp”, học những gì doanh nghiệp cần.

Theo các chuyên gia tuyển dụng, bằng đại học không phải là thước đo để đảm bảo cơ việc và thu nhập như mong muốn. Việc nhiều thí sinh đang nhắm mắt chọn nguyện vọng 2 đăng ký ngành nghề không thích để chạy theo một tấm bằng Đại học chẳng khác gì cá cược với canh bạc. Đừng vì tấm bằng cử nhân hư danh mà gượng ép bản thân phải học 4 – 5 năm trong ngôi trường mình không mong muốn với những môn học không thuộc năng lực, sở trường.

Mỗi thí sinh đều có khả năng, năng khiếu riêng và nếu không may mắn với nguyện vọng 1, bạn vẫn còn nhiều ngã rẽ dẫn đến thành công như học các chương trình chuyên sâu về nghề nghiệp ở bậc cao đẳng, trung cấp.

Đừng để bản thân mình sau 4 hoặc 5 năm nữa nằm trong con số 191.300 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp kia.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận