Xử lý dữ liệu là gì? Vị trí công việc ra sao? Thu nhập liệu có ổn định? Nếu đang muốn tìm hiểu về chuyên ngành này, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Xử lý dữ liệu không phải là một ngành nào đó quá mới mẻ tại Việt Nam, thế nhưng, không phải ai cũng hiểu ngành học này thực tế sẽ học gì? làm gì? vai trò như thế nào? Hãy cùng Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá tìm hiểu về ngành học này nhé!
Xử lý dữ liệu là gì?
Đây là công việc thu thập, khai thác dữ liệu thô, sau đó chuyển đổi sang dạng có thể sử dụng được, nhằm hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí giúp doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng tình hình thực tế để có những biện pháp, chiến lược kinh doanh, sản xuất hiệu quả.
Xử lý dữ liệu gồm các bước lần lượt là: Thu thập – Sắp xếp – Xử lý – Phân tích – Lưu trữ – Trực quan hoá dữ liệu. Cụ thể các bước sẽ như sau:
Thu thập dữ liệu | Thu thập dữ liệu thô từ các nguồn khác nhau như XML, tệp CSV, phương tiện truyền thông đại chúng, hình ảnh là dữ liệu có cấu trúc hoặc không có cấu trúc… |
Sắp xếp dữ liệu | Phân loại, lọc dữ liệu để có thể khai thác hiệu quả ở các bước tiếp theo. |
Xử lý dữ liệu | Xác minh, chuyển đổi, tổ chức, tích hợp và trích xuất dữ liệu dạng đầu ra nhằm đơn giản hoá, dễ hiểu đối với người “ngoại đạo”. |
Phân tích dữ liệu | Phân tích dữ liệu sẽ là quá trình áp dụng hoặc đánh giá dữ liệu một cách có hệ thống bằng cách sử dụng lập luận phân tích và logic để minh họa từng thành phần của dữ liệu được cung cấp. |
Lưu trữ dữ liệu | Hiện nay, với số dữ liệu cực lớn, kỹ sư IT buộc phải lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số trước khi xử lý dữ liệu gốc nhằm tránh tối đa rủi ro bị mất dữ liệu trước khi đưa vào sử dụng. |
Trình bày & Kết luận | Dữ liệu thô ban đầu sẽ được biểu diễn thành các dạng khác nhau như: biểu đồ, tệp văn bản, tệp excel, đồ thị,… Phần mềm đơn lẻ hoặc kết hợp các phần mềm có thể sử dụng để thực hiện lưu trữ, sắp xếp, lọc và xử lý tùy theo yêu cầu và khả thi. |
Thông qua những dữ liệu được khai thác và xử lý, các phòng ban chức năng của doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt những xu hướng mới, vấn đề bất cập để kịp thời điều chỉnh hoạt động.
Học Xử lý dữ liệu sau làm gì?
Theo học chuyên ngành Xử lý dữ liệu, sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc như sau:
- Nhân viên nhập liệu
- Kỹ sư dữ liệu
- Chuyên gia thu thập/phân tích dữ liệu
- Chuyên gia thống kê
- Kiến trúc sư dữ liệu
Những vị trí công việc trên thường có tại các cơ quan, tổ chức Tài chính – Ngân hàng, Logistics, Viễn thông,… nơi cần khai thác và phân tích lượng lớn dữ liệu trong quá trình hoạt động.
Xử lý dữ liệu – Nghề HOT trên thị trường!
Theo Harvard Business Review, “xử lý dữ liệu” được nhận định là công việc hấp dẫn nhất của thế kỷ 21. Ngành nghề này thuộc Top 25 những ngành nghề có thu nhập tốt nhất hiện nay. Bên cạnh đó, nhu cầu về nhân sự chuyên biệt về xử lý dữ liệu đã và đang tăng nhanh chóng để bắt kịp sự phục hồi và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế.
Tại Việt Nam, từ khoá “xử lý dữ liệu” cũng được tìm kiếm khá nhiều trong thời gian gần đây. Trước sự thay đổi chóng mặt của các xu hướng, nhân sự xử lý dữ liệu đang được các doanh nghiệp, công ty quan tâm hơn so với trước đây. Lĩnh vực này đang ở tình trạng “khát” nhân lực chất lượng cao và đây cũng chính là cơ hội không thể bỏ qua đối với các bạn trẻ có niềm đam mê với dữ liệu.
Học Xử lý dữ liệu ở đâu?
Nắm bắt xu hướng phát triển cùng nhu cầu thực tế của nền kinh tế, Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá là một trong những nơi chuẩn bị ra mắt chuyên ngành Xử lý dữ liệu vào đào tạo. Với lộ trình học tập kéo dài 2 năm 4 tháng (tương đương 07 học kỳ), người học không những được xây dựng nền tảng kiến thức, quan trọng hơn hết là được trải nghiệm môi trường học tập với 70% thời lượng là thực hành.
Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, người học còn được dào tạo các kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm và tiếng Anh để nâng cao năng lực cạnh trang trong quá trình tuyển dụng. Cùng điểm qua những nội dung chính sẽ được giảng dạy khi theo học chuyên ngành Xử lý dữ liệu tại FPT Mạng cá cược bóng đá :
- Kiến thức tổng hợp liên quan đến tin học cơ sở, xác suất thống kê, xử lý các dữ liệu;
- Kỹ năng lập luận, phân tích, dự báo, thống kê và giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên ngành;
- Cách thức vận dụng lập trình kết hợp xử lý nhiều nguồn dữ liệu khác nhau Excel, SQL, NoSQL…;
- Phân tích và thiết kế một hệ thống hoặc một thành phần của hệ thống quản trị dữ liệu;
- Cách thức vận dụng được các phương pháp tổ chức, lưu trữ dữ liệu; Sử dụng thành thạo các công cụ trực quan hoá dữ liệu;
- Kỹ năng mềm xử lý công việc;
- Tiếng Anh chuyên ngành.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn có thêm thông tin về chuyên ngành!