Lựa chọn trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Cần Thơ là nơi theo đuổi đam mê, nhà sư Danh Hoàng Sang – sinh viên K18.3 ngành Thiết kế đồ họa đã bước đầu thành công khi xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi nhiếp ảnh Thổi hồn văn hóa Việt.
Nguồn cảm hứng nghệ thuật từ những chuyến đi
Tại cuộc thi nhiếp ảnh Thổi hồn văn hóa Việt, nhà sư Danh Hoàng Sang với tác phẩm “Nụ cười ngày hè” đã vượt qua hàng trăm bài dự thi và Top 16 chung cuộc để đạt giải thưởng cao nhất trị giá 10 triệu đồng.
Trong một chuyến du lịch tình cờ tại An Giang và bắt gặp được hình ảnh của những những cô chú đang gặt lúa, hình ảnh đó đã gợi lên trong sư về ý tưởng để tạo nên một bức ảnh với một ý nghĩa sâu sắc, mang nét đẹp dân dã, bình dị của những người nông dân quanh năm suốt tháng “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”.
Giải thích về tên gọi “Nụ cười ngày hè” của mình, nhà sư mong muốn truyền những năng lượng tích cực đến với người xem khi nhìn vào những hình ảnh dù có lao động mệt nhoài, dù một ngày rong ruổi cùng trâu ngoài đồng nhưng trên gương mặt người nông dân vẫn hiện nét tươi cười. Vì đó chính là cuộc sống, là hạnh phúc khi được sống và làm việc.
Bên cạnh đó, người xem có thể cười vì sự yên bình, tự nhiên mà những bức ảnh mang lại. Có những người xa quê hay đã sống ở thành phố lâu ngày khi nhìn hình ảnh An Giang qua ống kính của bạn sẽ thấy một An Giang huyền bí, chân quê và mộc mạc. “Điều đầu tiên và duy nhất tôi muốn nói đó chính là tôi nhất định đến An Giang sau khi nhìn thấy các tác phẩm của bạn”, BGK nhận xét sau khi thưởng thức bức ảnh của nhà sư.
Khát vọng quảng bá nét đẹp dân tộc Khmer
Tham gia cuộc thi với mong muốn giao lưu, học hỏi để phát triển bản thân, ngoài ra, nhà sư Danh Hoàng Sang cũng hi vọng có thể thông qua những hình ảnh làm phương tiện truyền tải vẻ đẹp của quê hương, nét đẹp văn hóa Khmer và tôn vinh giá trị lao động của con người Khmer ở An Giang.
Dù chỉ mới học tới học kỳ 3 tại FPT Mạng cá cược bóng đá Cần Thơ nhưng nhà sư đã có nhiều tác phẩm như Lễ hội lên Arak, bộ ảnh Chư tăng đi khất thực, Lễ hội thả đèn hoa đăng, Tập tục tu trả hiếu của người Khmer và Tết Chol Chnam Thmay. Tất cả các tác phẩm của nhà sư đều mang hơi hướng khai thác văn hóa người Khmer, tạo ra những tác phẩm khắc họa nếp sống, phong tục lối sống người Khmer.
Bên cạnh đó, chiếc nôi để tu dưỡng, nuôi nấng đam mê và rèn luyện bản thân qua từng ngày đối với nhà sư còn đến từ việc tu học theo phong tục của người Khmer. Nhà sư Hoàng Sang cũng đã có đôi lời chia sẻ về vấn đề này: “Đối với sư, việc tu không chỉ để gìn giữ phong tục tập quán của mình, mà việc tu tập còn tạo cơ hội cho sư được học tập, trau dồi kiến thức cả phật học lẫn thế học. Ngoài ra quá trình tu tập cũng giúp cho tâm trạng và suy nghĩ của sư được thông thoáng về mọi thứ”.
Có thể nói, phong tục tập quán của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc chính là tài sản quý báu, nó không chỉ mang đến nét đẹp tinh thần độc đáo mà còn là động lực nuôi dưỡng ước mơ, tâm hồn của mỗi con người, nhà sư Hoàng Sang chính là một nhân chứng đủ thuyết phục cho khẳng định đó.
Với những gì đã đạt được tại cuộc thi cùng với niềm đam mê nhiếp ảnh sâu sắc, sư Hoàng Sang đã có những chia sẻ về dự định trong tương lai của mình: “Nếu như còn duyên với phật pháp, sư sẽ mở lớp để truyền dạy cái đam mê nhiếp ảnh này cho các em thế hệ sau”. Đối với sư Hoàng Sang, học tập với cơ sở vật chất hiện đại đối với trẻ em Khmer là một điều không đơn giản nên sư mong muốn có thể từ kiến thức của mình không chỉ để giúp bản thân mà còn giúp đỡ mọi người.
Với mong muốn tham gia các hoạt động, các cuộc thi do trường tổ chức, giao lưu và học hỏi những kiến thức từ thầy cô và bạn bè, nhà sư đã hoàn thiện bản thân hơn với tinh thần tham gia nghiêm túc và gặt hái cho mình những bài học quý giá: “Sau cuộc thi, sư đã học được rất nhiều kiến thức về chụp ảnh như bố cục, góc chụp, cách làm chủ ánh sáng. Điều quan trọng nhất là cách để đưa được cái hồn, những gì mình muốn truyền tải vào trong tấm ảnh của mình để người xem hiểu được những gì mình muốn nói khi nhìn vào tấm ảnh”.
Bằng sự đam mê, tinh thần cống hiến, ham học hỏi cao độ, quan trọng hơn hết là tinh thần tôn vinh văn hóa Việt nói chung và văn hóa Khmer nói riêng, nhà sư Danh Hoàng Sang có thể nói đã bước đầu thành công quảng bá những nét đẹp dân tộc thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh.
Chúc sư Hoàng Sang sẽ thực hiện được ước mơ của bản thân, giữ cho mình ngọn lửa nhiệt huyết với nghề và sẽ mang tinh thần tích cực ấy đến với nhiều thế hệ sau nữa góp phần lưu giữ và lan tỏa những điều tốt đep, những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc thông qua những sản phẩm nghệ thuật chân chính của mình.
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá