Trong môn học Ý tưởng sáng tạo, các bạn sinh viên ngành Thiết kế đồ họa của trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Cần Thơ đã cho “ra lò” những cuốn lịch để bàn lấy cảm hứng từ nhiều nguồn như truyện cổ tích, tình cảm gia đình, tín ngưỡng,…
Trong môn học Ý tưởng sáng tạo, các bạn sinh viên ngành Thiết kế đồ họa FPT Mạng cá cược bóng đá Cần Thơ đã có cơ hội thể hiện tư duy hình ảnh, sự hiểu biết ở các chủ đề của mình để làm ra những sản phẩm vừa hấp dẫn, vừa đúng với nguồn cảm hứng của bản thân. Thông qua môn học này, các bạn sẽ được luyện tư duy sáng tạo sao cho vừa hợp lý, thống nhất nhưng vẫn mang được chất riêng của mình trong từng sản phẩm.
Vừa qua, trong môn học này, các bạn sinh viên đã nhận được đề bài thiết kế cuốn lịch để bàn với nhiều chủ đề khác nhau. Các bạn trẻ sẽ lên ý tưởng về hình ảnh, và thực hiện bằng công cụ Illustrator, sau đó mockup lên sản phẩm là cuốn lịch.
Hãy cùng “check” những cuốn lịch để bàn xuất sắc của một số bạn sinh viên nhé!
Lịch để bàn “Sự hy sinh thầm lặng” – Nguyễn Tuấn Hào
Lịch để bàn “Sự hy sinh thầm lặng” được thiết kế bởi bạn Nguyễn Tuấn Hào. Đây là sản phẩm có đề tài nói về tình cha con. Theo Tuấn Hào, cậu bạn lấy cảm hứng từ tình phụ tử. Hiện nay, khắp các trang mạng xã hội, các tác phẩm nghệ thuật, tình mẫu tử được ưu tiên nói nhiều hơn tình phụ tử.
Nhận thấy điều này, cậu bạn đã quyết định lấy đề tài phụ tử cho cuốn lịch của mình với mong muốn truyền đạt thông điệp tốt đẹp về tình cảm thiêng liêng và đầy ý nghĩa đối với cuộc đời mỗi người. Thông qua từng trang lịch, người xem có thể thấy sự trưởng thành của con và sự hy sinh cao cả của người cha cùng với những cung bậc cảm xúc sẽ trong thầm lặng nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.
2. Lịch để bàn “Tích Nước Nam” – Huỳnh Ngọc Huỳnh
Lịch để bàn “Tích Nước Nam” của bạn sinh viên Huỳnh Ngọc Huỳnh lấy cảm hứng từ những câu chuyện cổ tích Việt Nam như Thánh Gióng, Thạch Sanh – Lý thông, Cây khế,… Ngọc Huỳnh đã vẽ lại những khung cảnh nổi bật của từng câu chuyện rồi đưa vào bộ lịch, mỗi tháng là mỗi câu chuyện, mỗi hình ảnh là một diễn biến riêng.
Theo Ngọc Huỳnh, cổ tích dân gian đã là một phần niềm vui tuổi thơ của những đứa trẻ cũng là kỷ niệm, ký ức với những cuộc vui chơi, bài học của người lớn. “Đối với người Việt Nam, những câu chuyện cổ tích góp phần nuôi lớn con người Việt thay người Việt nói lên những khao khác những ước ao mà thời khốn khổ ông bà ta khó mà thực hiện được. Bản thân mình lớn lên trong tuổi thơ không có Internet, tuổi thơ mình gắn liền với những cuộc vui chơi, những câu chuyện cổ tích lúc ấy khiến đầu mình như tràn ngập hình ảnh tưởng tượng riêng của mình”, Ngọc Huỳnh chia sẻ.
Lịch để bàn “Tứ Phủ Vi Hành” – Lâm Hiếu Học
Lịch để bàn “Tứ Phủ Vi Hành” được bạn sinh viên Lâm Hiếu Học thiết kế với chủ đề tín ngưỡng thờ mẫu. Đây là một trong những tín ngưỡng lâu đời nhất của đất nước Việt Nam, khác với những đạo khác thường thờ những vị thần đến từ các đất nước khác. “Đạo Mẫu thờ cúng cả những vị thần của các nước bạn lẫn của chính nước Việt chúng ta như: Trinh Thục công chúa, Quỳnh Hoa công chúa, Suối Lân công chúa, cả những vị thần đến từ phương bắc như Quan Công, Ngọc Hoàng,… Tất cả những điều đó tạo nên một nét đẹp độc đáo cho Tứ Phủ đạo, là một tín ngưỡng thuần Việt”, Hiếu Học phân tích.
Với Hiếu Học, hình ảnh các vị thần trong tưởng tượng luôn mang một vẻ đẹp kì ảo, vậy nên, cậu bạn muốn đem hình ảnh của các vị thần xuống với trần thế, trải nghiệm các sinh hoạt đời sống của con người nơi phàm tục, với mong muốn được thấy dáng vẻ của họ khi sống dưới hình hài của con người. “Hình ảnh các vị thần thoát tục trải nghiệm các nghề nghiệp của con người, mang đến một hình ảnh về sự trân trọng công sức, và sự quý giá của từng nghề. Tất cả các nghề đều tôn quý, miễn là nghề đó không phạm pháp thì không nghề nào đáng bị cười chê hay dè bỉu và tất cả những điều này sẽ được mình cố gắng hết sức để mang vào tác phẩm của chính mình”, Hiếu Học chia sẻ.
Bộ môn Thiết kế đồ họa
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Cần Thơ