CLIL (Content and Language Integrated Learning) là một phương pháp tích hợp việc dạy nội dung từ chương trình học với với dạy một ngoại ngữ. CLIL được chính thức giới thiệu tại Việt Nam từ năm 2008 với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều cơ sở giáo dục ở Việt Nam.
Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc áp dụng nhiều phương pháp mới trong giảng dạy ngoại ngữ nhằm giúp người học giao tiếp tốt ngoại ngữ để hội nhập với môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hoá ngày càng trở nên cấp thiết.
Tại FPT Mạng cá cược bóng đá Cần Thơ, sinh viên học một số môn Tiếng Anh (TA) chuyên ngành như tiếng Anh khối ngành Nhà hàng – Khách sạn – Du lịch. Mục tiêu của các môn học này là cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản về chuyên ngành, đồng thời giúp các bạn có khả năng thực hành các kĩ năng ngôn ngữ trong môi trường du lịch. Như vậy, các môn học này hướng đến đồng thời hai mục tiêu là kiến thức chuyên ngành và kĩ năng TA. Một cách tương đồng, Marsh (2002) cho rằng phương pháp CLIL không đặt trọng tâm vào việc dạy học ngôn ngữ hay nội dung mà coi cả hai mục tiêu này là những phần không thể tách rời.
Lợi ích của việc sử dụng video trong giảng dạy theo CLIL
Đối với tiếng Anh chuyên ngành, sinh viên phải thực hiện ba hoạt động đóng vai (role-plays) để chuẩn bị cho bảo vệ ASM cuối môn. Sự hướng dẫn của giảng viên trong việc giúp sinh viên chuẩn bị nội dung cho các role-play này có thể chi tiết hoặc đơn giản phụ thuộc vào trình độ của các bạn. Tuy nhiên qua thực tiễn giảng dạy TA chuyên ngành bằng phương pháp CLIL, việc sử dụng video sẽ giúp SV thực hiện role-play tốt hơn vì nhiều lý do:
- Video mang lại hứng thú cho SV vì trình chiếu những tình huống có thực trong cuộc sống và sử dụng ngôn ngữ thực (authentic language);
- Với môn học theo phương pháp CLIL – đặt trọng tâm vào việc phát triển cả kĩ năng ngôn ngữ và nội dung, video có vai trò rất lớn trong việc giúp người học hiểu nội dung được truyền tải. Theo Oddone (2011), so với các tài liệu khác, video có các yếu tố giúp người học dễ hiểu nội dung hơn, gồm bối cảnh, hình ảnh minh họa, ngôn ngữ hình thể và thái độ của người nói. Khi học chuyên ngành theo phương pháp CLIL, tầm quan trọng của video càng được thể hiện rõ nét vì video có thể làm cho thông tin rõ ràng hơn bằng cách minh họa các mối quan hệ theo cách mà từ ngữ không làm được;
- Giảng viên có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn video khác nhau như Youtube, Research Channel, Teacher Tube, TED, videolectures.net để sử dụng cho mục đích giảng dạy.
Tiêu chí lựa chọn video
Vì sử dụng video cho lớp tiếng Anh chuyên ngành theo CLIL nên tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn video là nội dung phải phù hợp với chủ đề của bài học và đặc biệt là phù hợp với mục đích của hoạt động role-play. Ví dụ, video sử dụng cho hoạt động role-play đặt phòng tại khách sạn thì phải có nội dung giới thiệu cho SV về cấu trúc bài hội thoại liên quan đến việc đặt phòng và các tình huống thực có thể xảy ra.
Khi đã chọn được nội dung phù hợp, chất lượng video được xem xét theo hai tiêu chí: chất lượng âm thanh, hình ảnh và chất lượng ngôn ngữ sử dụng. Chất lượng âm thanh cần to, rõ ràng và ngôn ngữ phải được sử dụng chính xác, tự nhiên.
Tiêu chí tiếp theo là độ dài của video. Độ dài của video tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích sử dụng, nội dung sử dụng, năng lực người học và thời lượng bài giảng. Canning-Wilson (2003) cho rằng nếu sử dụng video trong lớp học để cải thiện khả năng nghe hiểu thì nên tách video thành nhiều đoạn, chứ không nên dùng cả video vì một số sinh viên sẽ mất tập trung sau 6 phút và số lượng này sẽ tăng lên sau 10 phút. Ông cho rằng video từ 10 phút trở lên phù hợp hơn với SV có năng lực ngôn ngữ giỏi vì sinh viên yếu dễ bị mất tập trung. Với môn học tiếng Anh chuyên ngành, thời lượng video được lựa chọn có độ dài từ 5 – 7 phút.
Cách sử dụng video hiệu quả trong giảng dạy theo CLIL
Đối với tiếng Anh chuyên ngành, hoạt động đóng vai đặc biệt hiệu quả khi SV được học với video. Khi giảng viên hướng dẫn sinh viên luyện tập đóng vai nội dung đặt phòng hay nhận phòng, các bạn được xem video trước. Khi video có những điểm ngôn ngữ khó, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên nhắc lại. Giảng viên dừng lại một cảnh trên video trong một thời gian nhất định và yêu cầu sinh viên nhắc lại theo hình thức cá nhân hoặc đồng thanh. Khi thấy sinh viên đã hiểu rõ nội dung, giảng viên yêu cầu các bạn diễn lại cảnh đó và phải sử dụng càng nhiều ngôn ngữ như trong đoạn video gốc càng tốt dựa vào trí nhớ.
Sau khi sinh viên đã tự tin hơn với việc đóng vai và có thể sử dụng từ vựng và các cấu trúc ngôn ngữ, giảng viên có thể đưa ra những hoạt động sáng tạo hơn, chẳng hạn như thay đổi nội dung cho phù hợp với quan điểm của các bạn về tình huống đó hoặc với nhân vật mà các bạn đang diễn.
Qua thực tế sử dụng video cho các giờ học hướng dẫn role-play, sinh viên tự tin đóng vai là nhân viên lễ tân và du khách trong các tình huống khác nhau, nắm chắc kiến thức hơn về việc đặt phòng qua điện thoại, những yêu cầu trong việc lưu trú, nhận phòng,… thông qua việc xem video trên lớp. Đồng thời, các bạn cũng có thể hiểu, nhớ và nhắc lại nội dung kiến thức về môn học.
Như vậy, video đã giúp đạt được đúng mục tiêu của môn học tiếng Anh chuyên ngành theo phương pháp CLIL là phát triển ngôn ngữ tiếng Anh cùng lúc với trang bị nội dung kiến thức về chuyên ngành du lịch cho sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Canning-Wilson, C, (2000), Practical Aspects of Using Video in the Foreign Language Classroom, The Internet TESL Journal, //iteslj.org/Articles/Canning- Video.html.
- Marsh, D, (2002), CLIL/EMILE-The European dimension: Actions, trends and foresight potential, University of Jyväskylä, Jyväskylä.
- Oddone, C, (2011), Using Videos from YouTube and Websites in the CLIL Classroom, Studies About Languages.
- Sherman, J, (2003), Using Authentic Video in the Language Classroom, Cambridge University Press, Cambridge.
Giảng viên Mã Phương Uyên
Bộ môn Cơ bản
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Cần Thơ