Điểm danh những bài tập mà Coder FPoly đều phải trải qua

17:53 17/01/2022

Nhu cầu tuyển dụng ngành Công nghệ thông tin dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới. Vậy sinh viên Công nghệ thông tin tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá khi mới bước vào nghề lập trình cần phải học những kiến thức gì, rèn luyện những kỹ năng gì để dễ dàng hội nhập vào thị trường tuyển dụng?

Nếu bạn đang nghiên cứu bắt đầu học lập trình hay đang ở những bước đầu tiên trên con đường trở thành lập trình viên và muốn có một hình dung tốt hơn về chặng đường mình sẽ đi, bài viết này là dành cho bạn.

Ai rồi cũng phải “nhập môn”

Mới bước vào ngành lập trình thì ai ai cũng phải “nhập môn”. Vì vậy, để bắt đầu “nhập môn lập trình”, bạn nên học về những khái niệm cơ bản nhất của lập trình như module, hàm, biến… Đồng thời, bạn nên chọn một số ngôn ngữ lập trình cơ bản, dễ học để bắt đầu như: Python, C++, C.

Coder sẽ phải học những gì khi muốn trở thành lập trình viên?

Trong giai đoạn này, bạn có thể mất khoảng từ 1 – 2 tháng để làm quen. Lời khuyên dành cho bạn là bạn nên học “tới nơi tới chốn”. Đây đều là những nền tảng căn bản nhất của lập trình, do đó, bạn nên đảm bảo nắm chắc những kiến thức này trước khi bước vào những giai đoạn khó hơn.

Những bài tập cơ bản mà lập trình viên nào cũng từng phải trải qua: in ra màn hình dòng lệnh “Hello world”, dùng vòng lặp để in ra các chữ số từ 1 đến 10, in ra các hình bằng đấu *…

Những bài tập mà Coder không được phép bỏ qua

Bài tập với câu điều kiện (if else, switch case)
Bài tập với vòng lặp (while, for, do while…)
Bài tập với mảng (array[])
Bài tập với chuỗi

Cảm xúc sau nhiều năm nhìn lại quá trình học code?

Khi còn đi học, chúng ta đôi lúc gặp phải những môn học khó như thuật toán và cấu trúc dữ liệu, đôi lúc sẽ cảm thấy bế tắc vì tốn mấy ngày mà không tìm được lời giải. Hoặc ngay từ khi mới nhập môn lập trình, chỉ những bài tập đơn giản đã khiến bạn vò đầu bức tai, sứt đầu mẻ trán. Chúng làm các bạn cảm thấy mình không đủ khả năng code, không phù hợp với nghề lập trình. Bạn tự hỏi liệu khả năng của mình có hợp với ngành này hay không, chẳng lẽ mình đã chọn sai ngành? Các bạn biết không, ai cũng có những thời điểm cảm thấy như vậy đấy!

Thời điểm hiện tại, khi đã đi làm một thời gian, nhìn lại những bài tập hồi trước, chúng chỉ đơn giản như trò con nít. Đơn giản chỉ bởi chúng ta đã code nhiều hơn, đã quen với việc tư duy và giải quyết các vấn đề nên không thấy chúng khó nữa.

Không biết các bạn nghĩ sao, hồi đi học, ngồi chung lớp với những bạn từng được giải Tin học quốc gia, huy chương ACM này nọ, rành rọt C, Pascal…  rồi so sánh, rồi lo lắng bản thân sẽ bị thua kém và tụt hậu. Thực tế, “mỗi người có một lối đi riêng”.

Có thể nhìn vào thành tựu của bạn bè để phấn đấu, nhìn vào mức lương của bạn bè để nỗ lực, chứ tuyệt nhiên đừng nên nhìn vào đó mà so sánh, ganh tị hay dằn vặt bản thân bất tài.

Do vậy, nếu bạn từng gặp phải những cảm giác này thì cũng đừng nên quá lo lắng. Không chỉ mỗi mình bạn, đôi khi có những người thành công hơn bạn cũng từng trải qua những cảm giác như vậy.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, vững tin vượt qua khó khăn khi mới bắt đầu tìm hiểu về ngành CNTT tại FPT Mạng cá cược bóng đá nhé!

Trần Mậu Phi – CLB Coder Poly HCM

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận