Đều là những sản phẩm phù hợp với chủ đề của cuộc thi, truyền tải thông điệp ý nghĩa, những sản phẩm này đã xuất sắc giành chiến thắng trong cuộc thi FPT Edu Color Up các năm 2019, 2020.
KURO KUMO: Tác phẩm xuất sắc nhất bảng Digital Art – FPT Edu Color Up 2019
KURO KUMO là một phim ngắn của 4 cô gái Đỗ Quỳnh Hương, Nguyễn Lê Thảo Nhi, Huỳnh Nhi, Đàm Hà Yên Thảo – sinh viên Trường Đại học FPT TP. HCM.
Bộ phim kể về câu chuyện từ thuở sơ khai, khi thế giới loài người chỉ vọn vẹn là một vùng sa mạc với sự cằn cỗi, đầy đất cát và gió bụi. Cũng vào thời điểm đó, giữa vương quốc Mây với những gam màu trắng sáng có một cá thể tách biệt là KURO – một cô bé mây đen nhút nhát, bị người đời xa lánh vì màu sắc u ám vốn có. Nhưng không vì thế mà cô từ bỏ sự hy vọng. Cô bé đã thử mọi cách để biến mình thành một phần của những mảnh ghép mây trắng kia, tuy nhiên thất bại này lại nối tiếp thất bại khác. Để rồi cuối cùng KURO nhận ra: “Khác biệt không hẳn là xấu, mà có đôi khi sự khác biệt là nguyên tố lớn nhất để tạo nên điều kỳ diệu”.
Với những khung hình và chuyển động mượt mà, màu sắc tươi sáng, nhân vật ngộ nghĩnh và thông điệp ý nghĩa về giá trị của mỗi cá thể, bộ phim đã nhận được không ít lời khen từ BGK.
Bên cạnh đó, Thảo Nhi – Thành viên của nhóm KURO KUMO cũng cho biết, điều quan trọng để giành giải cao tại cuộc thi là phải thống nhất được ý tưởng để tránh bị lạc đề khi triển khai. Trong quá trình làm bài, đừng ngại sửa chữa nếu như cảm thấy chưa thực sự ưng ý. Đôi khi chỉ cần thay đổi một nét, một mảng màu cũng giúp bài thi trở nên ấn tượng hơn.
Casoxa: Tác phẩm giành quán quân bảng Design – FPT Edu Color Up 2019
“CASOXA” là từ viết tắt của “CÁCH SỐNG XANH”. Đây là tác phẩm của nhóm sinh viên đến từ Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Hà Nội. Bằng những thiết kế xinh xắn trên các sản phẩm thân thiện với môi trường, nhóm Casoxa đã truyền tải những thông điệp ý nghĩa.
Nhóm Casoxa cho biết: “Với sự phát triển của xã hội cũng như nhu cầu tiêu dùng của con người ngày một nâng cao. Vấn đề sống XANH, thân thiện với môi trường đã, đang và cần mọi người quan tâm chung sức. Phần lớn người dân hiện nay đang quan tâm nhiều hơn tới vấn đề bảo vệ sức khỏe và môi trường. Chính bởi vậy, thông qua những sản phẩm thân thiện với môi trường, với thiết kế xinh xắn, Casoxa mong muốn sẽ đem tới cho xã hội những sản phẩm an toàn với sức khỏe, có chất liệu gần gũi, đóng góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng cách sống xanh”.
Được biết, các sản phẩm mà Casoxa mang đến với FPT Edu Color Up 2019 đều được làm từ những chất liệu gần gũi với cuộc sống hàng ngày, thân thiện với môi trường như cỏ, tre, xơ dừa, xơ mướp, bã mía… Hơn thế nữa, những sản phẩm này đều được “khoác” lên mình “ngoại hình” vô cùng “dễ mến” nhờ tài design của các thành viên trong nhóm. Chính bởi vậy, Casoxa đã dễ dàng chinh phục BGK để “rinh” về giải thưởng trị giá 30 triệu đồng từ FPT Edu Color Up 2019.
Các bạn cũng có thể chiêm ngưỡng tác phẩm đầy đủ của Casoxa .
Hoomu: Tác phẩm xuất sắc nhất bảng Digital Art – FPT Edu Color Up 2020
Là một tác phẩm khai thác chủ đề bạo lực gia đình và sự thờ ơ của xã hội, Hoomu đã kể một câu chuyện chạm đến cảm xúc của người xem. Đây là tác phẩm của sinh viên Trần Phát Đạt, Võ Thành Ân và Hoàng Minh – sinh viên Trường ĐH FPT TP. HCM.
Với hình thức Frame by frame kết hợp Keyframe, sử dụng phần mềm Photoshop và After Effects, bộ phim “HOOMU” đã giành Giải Nhất FPT Edu Color Up 2020 – cuộc thi Thiết kế đồ họa quy mô lớn nhất năm 2020 dành cho HSSV Tổ chức Giáo dục FPT.
Nói về bộ phim, nhóm tác giả của Hoomu cho biết: “Trong thế giới hiện đại, nơi mọi người chỉ quan tâm đến những tin tức giật gân, những câu chuyện như bi kịch của Na trong bộ phim lại dễ bị lãng quên nhất. Rất nhiều đứa trẻ đã phải đối mặt với những điều tồi tệ như Na đã làm, chỉ vì sự thờ ơ của cộng đồng. Bộ phim cùng bi kịch của bé Na là lời cảnh tỉnh đến mọi người về nạn bạo hành gia đình, và cách nhìn nhận của cộng đồng”.
Chạm: Tác phẩm vô địch bảng Design – FPT Edu Color Up 2020
Bảng Design của FPT Edu Color Up 2020 không thể tìm được tác giả đạt giải Nhất, chính bởi vậy tác phẩm “Chạm” của sinh viên Hoàng Minh Khôi (FPTU Hà Nội) chính là tác phẩm “vô địch” của bảng đấu này.
Theo Minh Khôi, tác phẩm mang ý tưởng chủ đạo là những cái “CHẠM” trong tiến trình phát triển của con người. Thông qua 4 giai đoạn là Creation (kiến tạo), Harmony (hòa hợp), Ambition (tham vọng) và Mentality (tinh thần). 4 chữ cái đầu tiên của các giai đoạn ghép lại tạo thành chữ “CHẠM”.
Đặc biệt hơn, không chỉ có ý tưởng độc đáo với hình thức thể hiện mới mẻ, màu sắc hài hòa, rực rỡ, bắt mắt, Minh Khôi còn có phần diễn giải vô cùng thuyết phục khi liên hệ chủ đề của cuộc thi và ý nghĩa tác phẩm với cái “chạm hờ” hai ngón tay trong nghệ thuật Phục Hưng, cái bắt tay hợp tác của các dân tộc trên thế giới, cái “chạm chân” của Neil Amstrong trên mặt trăng và những điểm chạm trong lòng giữa người với người. Chính bởi vậy, tác phẩm đã nhận được nhiều cảm tình từ BGK và giành giải Nhì tại cuộc thi FPT Edu Color Up 2020 bảng Design (Bảng Design FPT Edu Color Up 2020 không chọn được tác phẩm đạt giải Nhất).
Xem tác phẩm của Minh Khôi .
Trở lại mùa thứ 3 với chủ đề “Origin”, cuộc thi FPT Edu Color Up 2022 với tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn thí sinh tại FPT Edu.
Theo