HN – Cựu sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá chia sẻ bí quyết để trở thành Kỹ sư cầu nối

15:50 06/06/2017

Trở thành kỹ sư cầu nối (BrSE) là giấc mơ của nhiều sính viên công nghệ thông tin. Ngành có nhu cầu nhân sự khổng lồ và mức chào lương luôn ở mức nghìn đô la Mỹ ở cả Việt Nam và Nhật Bản. Hãy cùng nghe bạn Đỗ Đức Diện – cựu sinh viên Cao dẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội chia sẻ về con đường bạn đã đi.

Với nền tảng kiến thức tốt, chàng trai trẻ Đỗ Đức Diện, cựu sinh viên khóa 7.3 Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội chuyên ngành Ứng dụng phần mềm đã không ngừng học hỏi để có thể trở thành Kỹ sư cầu nối chuyên nghiệp. BrSe – Kỹ sư cầu nối là một định danh hoàn hảo cho người kỹ sư trong thời đại hội nhập, là anh tài không chỉ có trong tay một nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc mà còn có kỹ năng quản lý, thương thảo với đối tác.

Đỗ Đức Diện cùng các đồng nghiệp người Nhật Bản trong Hội thao thành lập Tập đoàn 13/9/2016.

Trở thành kỹ sư cầu nối như một cái “duyên”.

Vào kỳ thực tập, giống như bạn bè khác, Diện tìm đến các thông tin tuyển dụng của phòng Quan hệ doanh. Và may mắn, Diện đã trúng tuyển với vị trí lập trình viên của Trung tâm hệ thống thông tin FPT – FIS).

Với nền tảng kiến thức chuyên ngành vững vàng và tinh thần cầu thị, Diện không ngồi yên ở vị trí đã định ở FIS. Thời điểm đó, khi FPT Software có chương trình tuyển 10.000 kỹ sư cầu nối, Diện quyết định đầu quân cho Fsoft ở vị trí kỹ sư cầu nối và xuất phát điểm là zero với tiếng Nhật.

Chưa dừng lại ở đó, sau 1 năm tham gia khóa học trở thành kỹ sư cầu nối và 6 tháng làm việc tại Fsoft, Diện quyết định nói lời chia tay FPT.

“Em tạm dừng cái duyên của mình với FPT một thời gian. Hẹn một ngày cứng cáp và trưởng thành hơn, em sẽ trở về tiếp tục mối duyên lành ấy” – Diện nói.

Hiện tại, Diện đang là thành viên của GMO-Z.com RUNSYSTEM và đang onsite tại Nhật.

Kể về những kỷ niệm trong quá trình onsite tại Nhật, Diện tủm tỉm kể: “Một lần trong dự án đang làm có bác người Nhật hướng dẫn hệ thống, bác ấy thường tiếng Anh vì trong đội có 1 bạn DEV không biết tiếng Nhật. Tuy nhiên, ngữ âm của bác ấy khá khó nghe, nên mỗi lần trao đổi công việc là cả 3 ngôn ngữ được vận dung: Anh, Nhật và body language. Sau một hồi trao đổi ai cũng mệt lả ra”.

Nỗ lực để có vị trí mình muốn

Hỏi Diện bí quyết giúp bạn ấy có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất, Diện chia sẻ: “Phải biết học và cũng phải biết chơi”. Và bóng đá là thú chơi yêu thích của chàng kỹ sư hệ thống này.

Nói về mình, Đỗ Đức Diện tự nhận mình là người “máu me và hấp tấp”. Nhưng cái cách mà Diện kể những câu chuyện của mình hay cả những nỗ lực bền bỉ không mệt mỏi, tôi tin đấy là cái tuổi trẻ, nhiệt tình và sự hăng hái với công việc.

Diện bảo, có làm rồi mới thấy “kỹ sư cầu nối là một định danh hoàn hảo cho những anh tài thời hội nhập”.

Khi được hỏi rằng bạn muốn nói gì với những người em khóa sau đang học Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội, Diện ngầm nghĩ rồi bảo: “Khi ra trường, lập nghiệp là quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, bạn phải không ngừng tiến bộ. Còn trẻ, còn khỏe thì không nên sợ khi mình không giống người khác”.

Đỗ Đức Diện đang là thành viên của GMO-Z.com RUNSYSTEM và đang onsite tại Nhật.

 

Nguyễn Xen

Kỹ sư cầu nối là công việc như thế nào?

Kỹ sư Cầu nối – Bridge Software Enginee (BrSE) là công việc đặc thù trong các công ty sản xuất và cung cấp giải pháp Công nghệ Thông tin (outsourcing) cho thị trường Nhật Bản. BrSE là kỹ sư Công nghệ Thông tin làm việc trực tiếp với khách hàng, kết nối giữa khách hàng và người làm kỹ thuật, chịu trách nhiệm truyền đạt yêu cầu, dung hoà cách làm việc giữa các quốc gia có văn hoá khác nhau như Việt Nam và Nhật Bản. BrSE nhất thiết phải có hiểu biết về kỹ thuật và khả năng sử dụng song ngữ Việt – Nhật thành thạo.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận