Lê Đức Cường sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội đã viết ứng dụng “Tìm kiếm máu” chạy trên thiết bị di động nền tảng Android.
Phần mềm “Finding Blood” là một trong những sản phẩm gửi tới tham gia cuộc thi “Poly sáng tạo 2015“. Cùng trò chuyện với Đức Cường để biết thêm về chàng trai thú vị này nhé!
Họ và tên: Lê Đức Cường
Mã sinh viên: PH 02898
Chuyên ngành: Lập trình máy tính – Thiết bị di động – Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội.
Sở thích: Game và thể thao.
Thần tượng: James Gosling kiến trúc sư trưởng, “cha đẻ” ngôn ngữ lập trình Java.
Chào Cường, được biết “Tìm kiếm máu – Finding Blood” là sản phẩm đầu tay của bạn. Bạn có thể cho biết xuất phát từ ý tưởng nào bạn khiến bạn xây dựng ứng dụng này?
Sản phẩm của em là một ứng dụng chạy trên hệ điều hành Android – một hệ điều hành rất phổ biến và phát triển, có tới 90% người sử dụng tại Việt Nam. Ứng dụng của em là một sản phẩm liên quan đến “Máu”. Máu là tế bào gốc của cơ thể. Nếu cơ thể mất quá nhiều máu con người ta sẽ rơi vào trạng thái nguy kịch và dẫn đến tử vong. Chúng ta chỉ có thể truyền vào cơ thể loại máu tương thích với máu của mình.
Ở các bệnh viện luôn có một kho dự trữ máu nhưng không phải lúc nào bệnh viện cũng có đủ số máu cần thiết. Trong khi đó, nhiều người mong muốn được hiến máu nhưng họ không có thời gian để trực tiếp đi hiến máu.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, em thiết kế ra phần mềm “Finding Blood”. Sản phẩm của em gồm 2 phần chính: “Tìm kiếm” và “Đăng ký”. Khi sử dụng sản phẩm mọi người có thể tìm kiếm người có nhóm máu bất kì tương thích với nhóm máu họ cần. Bên cạnh đó, với Finding Blood mọi người có thể đăng kí thông tin về nhóm máu của mình để có thể giúp đỡ người khác khi họ cần.
Dưới đây là hình ảnh giao diện cho phần mềm mà Cường thiết kế:
Là sản phẩm đầu tay, chắc hẳn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn để cho ra đời “Finding Blood”. Vậy bạn đã vượt qua điều đó như thế nào?
Vì đây là sản phẩm đầu tay nên mình gặp không ít khó khăn. Trong quá trình viết ứng dựng mình gặp khó khăn nhất trong phần “Truy xuất dữ liệu”. Phần này chưa được học nên mình phải tự nghiên cứu và tham khảo các kiến thức trên mạng, đôi khi xem từ đầu đến cuối mà không hiểu gì.
Có chứ (cười). Thầy Trần Hữu Thiện là người luôn đồng hành và giúp đỡ mình trong quá trình viết các ứng dụng. Cô Trần Thị Loan cùng những lời động viên của cô làm mình có nhiều động lực và cần cố gắng nhiều hơn nữa.
Với việc cho ra đời ứng dụng dành cho điện thoại di động “Finding Blood” sẽ là tiền đề tốt cho bạn phát triển sau này. Vậy Cường đã có dự định gì cho những sản phẩm tương lai của mình chưa?
Cảm ơn bạn vì những chia sẻ thú vị. Chúc bạn ngày càng thành công và các ứng dụng của bạn được nhiều người biết đến!