Clean Code và lợi ích khi sử dụng “Code sạch” trong lập trình

13:38 08/03/2023

Clean Code là gì? Lợi ích của sử dụng “Code sạch” trong lập trình là gì? Liệu có phải chỉ cần cho code chạy là được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và tìm câu trả lời !

Clean code – Code “sạch” là gì?

Khi nói về clean code, có thể hiểu một cách đơn giản như sau: “Clean” tức là làm sạch. “Code” là code của chính bản thân các bạn. Vì vậy, “Clean code” tức là làm sạch code của bạn. Clean code sẽ giúp các bạn viết nó một cách dễ hiểu, tái sử dụng được cấu trúc được trong Java.

“Code sạch” được hiểu đơn giản là có cách tổ chức mã nguồn, cách triển khai mã nguồn sao cho khoa học, dễ hiểu và đem lại hiệu năng cao cho chương trình.

Áp dụng “clean code” không khó, nhưng áp dụng như thế nào cho chuẩn xác và đúng đắn lại là vấn đề không phải ai cũng làm được. Chính vì thế, việc nắm bắt, hiểu và biết cách áp dụng Clean code là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi lập trình viên. Biết cách sử dụng Clean code tốt sẽ làm gia tăng tay nghề, uy tín của người lập trình.

Tại sao phải “Clean code”?

Mã nguồn sạch có vai trò vô cùng quan trọng

“Code sạch” chính là sự định hướng về cách tư duy để tối ưu code. Với dòng code sạch, “clean code” khi được sử dụng chắc chắn sẽ tăng đáng kể giá trị cho dự án, cũng giúp các lập trình viên khác khi sử dụng có thể hiểu được ý nghĩa, cấu trúc thuận lợi.

“Clean code” dễ bảo trì và chi phí thấp hơn

Bảo trì là công việc không thể thiếu để duy trì một sản phẩm lâu dài, nếu chính khâu này không được thực hiện cẩn thận thì sẽ dễ mang lại những hệ lụy về sau cả về thời gian lẫn tiền bạc.

Bảo trì vốn không phải là một việc dễ dàng bởi bản chất mỗi dự án thường sẽ có nhiều cá nhân cùng tham gia thực hiện. Chính vì thế, để việc bảo trì dễ dàng và không gây tốn kém nhiều thì ngay từ đầu, đội ngũ phát triển phải đảm bảo chất lượng mã nguồn (source code) tốt.

Code
“Code sạch” giúp dễ bảo trì và chi phí thấp hơn

Khi bảo trì mã nguồn, nếu như lập trình viên trước đó biết “Code sạch” thì người sau vào làm sẽ dễ dàng mở rộng chương trình, phát triển thêm tính năng mà không phải sửa đổi mã nguồn cũ.

Ngược lại, nếu không có một mã nguồn sạch thì việc bảo trì và phát triển lên sẽ rất khó khăn trong việc mở rộng mã nguồn. Thậm chí, trường hợp tệ nhất sẽ phải xây dựng lại từ đầu toàn bộ code, gây tốn kém và lãng phí nguồn lực.

“Clean code” dễ đọc và thuận tiện nghiên cứu

Như đã nói ở trên, bình thường thì một dự án sẽ do nhiều người cùng làm với nhau (thực tế vẫn có một người làm, nhưng rất hiếm). “Clean code” sẽ giúp những người tham gia vào dự án muộn hơn hiểu và dễ dàng nghiên cứu, phát triển chương trình.

Code
“Clean code” sẽ giúp những người tham gia vào dự án muộn hơn hiểu và dễ dàng nghiên cứu, phát triển chương trình.

Khi phát triển một chương trình nào đó thì hầu như không phải là do cá nhân làm mà sẽ làm việc teamwork với nhau, vậy nên nếu mỗi người viết code một kiểu thì sẽ gây khó hiểu cho các thành viên khác. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của dự án và gây khó chịu cho người đọc.

“Clean code” thể hiện trình độ của lập trình viên

 Thực ra, để đánh giá trình độ của một lập trình viên sẽ phải dựa trên rất nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng nếu gói gọn lại trong khía cạnh kỹ thuật thì việc nắm được, hiểu và áp dụng được “clean code” sẽ thể hiện phần nào trình độ kỹ thuật của một lập trình viên.

Code
Một lập trình viên giỏi sẽ thể hiện qua kỹ năng “Clean code”

Đôi khi “Code sạch” còn thể hiện kinh nghiệm của một lập trình viên. Việc code nhiều, gặp nhiều lỗi sẽ giúp họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm theo năm tháng.

“Clean code” thể hiện sự chuyên nghiệp của đội ngũ phát triển

“Clean code” tăng sự chuyên nghiệp của đội ngũ phát triển

Khi nhìn vào một mã nguồn, chúng ta có thể dễ dàng xét được sự chuyên nghiệp của kỹ thuật mà đội ngũ phát triển phần mềm ra sao.

Source code liệu có theo chuẩn, có theo quy tắc chung không, hay mỗi người code một kiểu không theo quy chuẩn nào hết. Tổ chức mã nguồn ra sao, cách quản lý mã nguồn đó như thế nào, có đảm bảo về an toàn thông tin không? Tất cả sẽ thể hiện lên sự chuyên nghiệp hoặc sự “thiếu chuyên nghiệp” của đội ngũ phát triển chương trình.

Clean code thực sự là một trong những kỹ năng quan trọng, không thể thiếu trên con đường để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp. Các bạn sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin hãy nắm chắc kiến thức về “Code sạch” để có thể trở thành một lập trình viên giỏi nhé!

Bộ môn Công nghệ thông tin
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận