Theo đuổi đam mê Điện – Cơ khí, nữ giảng viên FPoly Hà Nội phá vỡ định kiến “chỉ con trai mới làm được nghề Kỹ thuật”

14:44 30/09/2022

Phá bỏ định kiến cổ hủ “chỉ nam giới mới làm được nghề kỹ thuật”, cô Nguyễn Thị Thắm – giảng viên Điện – Cơ khí tại Cao Đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội là minh chứng điển hình cho câu nói “nam có thể, nữ cũng thế” khi đã thành công đào tạo không ít thế hệ sinh viên tiềm năng.

Đam mê nghề giáo từ những ngày học lớp vỡ lòng

Ngay từ khi còn học trong trường mẫu giáo, cô Thắm đã tỏ ra rất thích thú đối với nghề giáo viên. Bởi vậy, cô đã nhanh chóng xác định con đường mình muốn theo đuổi và tập trung vào mục tiêu chính là trở thành một nhà giáo mẫu mực.

Cô chia sẻ: “Thú thật là mình đã bắt đầu đam mê công việc giáo viên từ hồi còn rất nhỏ rồi cơ. Ban đầu tưởng chỉ là yêu thích nhất thời của trẻ con, song khi chứng kiến hình ảnh dạy học hăng say của các thầy các cô, sự tận tình và luôn cố gắng lan tỏa sức mạnh tri thức tới học sinh, mình đã được thôi thúc, phấn đấu để trở thành những hình mẫu lý tưởng ấy”.

Giảng viên Nguyễn Thị Thắm

Bác bỏ định kiến “Con gái học Điện – Cơ khí vất vả lắm!”

Mặc dù không ít lần vấp phải những ý kiến trái chiều từ người xung quanh khi nghe tới tên chuyên ngành giảng dạy của mình, cô Thắm vẫn rất điềm tĩnh, sử dụng lập luận chặt chẽ xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân để bác bỏ nhận định cổ hủ xoay quanh việc nữ giới không nên theo học Kỹ thuật.

“Người nào cho rằng nữ giới không thể giỏi Điện – Cơ khí là lầm to đấy! Trên thực tế, các bạn nữ mới chính là người nắm giữ lợi thế hơn cả khi học ngành này. Lấy một ví dụ đơn giản, các bạn con trai hay chú trọng đến tốc độ nên đôi lúc sẽ gặp phải sai sót, trong khi con gái thường sẽ có sự cẩn thận, tỉ mẩn hơn. Khi các bạn làm việc với các hệ thống điện hay máy móc, các bản mạch điện – điện tử có các phần tử rất nhỏ cũng được đi dây kĩ càng nên mạch sẽ hoạt động ngay tức khắc”, cô Thắm lí giải.

Cô Nguyễn Thị Thắm và đồng nghiệp trong cuộc thi “Thiết kế Robotics”

Bến đỗ cuối cùng mang tên “FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội”

Thế nhưng, để đi tới “bến đỗ” mang tên FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội, cô Thắm cũng từng phải trải qua một vài thời điểm “chao đảo” và muốn chuyển hướng sang công việc khác nhẹ nhàng hơn, không còn làm “bạn” với những bảng mạch điện tử “khó nhằn” và dây điện “chằng chịt xanh đỏ”. Tuy nhiên, bất chấp khó khăn thì chính những sinh viên năng nổ, nhiệt huyết lại là động lực to lớn giúp cô tiếp tục trụ vững với nghề.

“Trong 12 năm đi dạy chuyên ngành Điện – Cơ khí, mình thừa nhận đã có lúc muốn dừng lại vì một số lí do đặc biệt. Cơ mà tất cả cũng chỉ dừng lại ở suy nghĩ lúc bồng bột thôi. Sau này, nhờ có sự động viên, hỗ trợ từ gia đình và quan trọng nhất là từ các em sinh viên nên mình cũng chẳng còn nghĩ tới việc đó nữa. Suy cho cùng, mình thấy quả không sai khi nói rằng chính sinh viên đã giúp bản thân “trưởng thành hơn từng ngày”, cô Thắm tâm sự.

Việc là nữ giảng viên ngành Điện – Cơ khí tuy còn nhiều vất vả nhưng kỉ niệm khó quên mà các khóa sinh viên để lại cho cô vẫn sinh động như ngày nào. Cô Thắm tủm tỉm cười khi nhớ lại: “Trong buổi trải nghiệm thực tế tại nhà máy thủy điện Hòa Bình cùng nhóm sinh viên K16, ngay từ lúc vào thăm nhà máy cho tới lúc nghe cán bộ kỹ thuật giới thiệu về hệ thống sản xuất ra điện thì sinh viên ai nấy cũng đều rất chăm chú rồi. Nhưng chuyện đâu chỉ có vậy, điều khiến mình ấn tượng sâu sắc phải nhắc đến lúc được nghe các bạn sinh viên tâm sự hết sức ngây ngô “cái máy phát điện này so với cái bọn em từng xem trên mạng và tự tưởng tượng khác nhau thật cô ạ”.

Cô Thắm trong vai trò là cầu nối, đồng hành cùng sinh viên đi trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp

Là một giảng viên tận tâm, quan điểm về thái độ học tập  của cô Thắm cũng hết sức rõ ràng: “Làm hết sức, chơi hết mình. Một khi đã làm việc thì phải thật nghiêm túc, xác định làm hết sức của bản thân rồi mới nhìn về thành quả. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên càng không nên do dự hay phân vân quá lâu sẽ dễ ảnh hưởng đến tiến độ làm việc. Đương nhiên, sau khi hoàn thành xong công việc thì hoàn toàn có thể thưởng cho bản thân một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cũng chưa muộn”

Cảm ơn những chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thắm! Mong rằng, trong tương lai, cô Thắm sẽ tiếp tục có được nhiều trải nghiệm mới cùng giảng viên và sinh viên nhà trường, cũng như tiếp tục hành trình lan tỏa tình yêu, kiến thức và kinh nghiệm về Điện – Cơ khí cho các bạn sinh viên. Một lần nữa, xin cảm ơn cô rất nhiều!

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận