Mục lục
Chuẩn bị cho sự bùng nổ của Marketing 5.0, sinh viên Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cần chuẩn bị điều gì?
Marketing 5.0 đã và đang báo hiệu trước cho con người để có một hành trang tốt cho một kỷ nguyên số mới, nhiều sáng tạo nhưng vẫn dung hòa được khối lượng công việc giữa con người và công nghệ. Cơ hội nào, thách thức nào mà marketers sẽ phải đối mặt?
Marketing đã lớn dần từ 1.0 đến 4.0 như thế nào?
Marketing đã phát triển nhờ hai động lực: công nghệ (marketing technology) và nhu cầu khách hàng (customer needs).
Yếu tố đầu tiên – công nghệ – bắt đầu phát triển với quảng cáo minh họa in trên báo và tạp chí (illustrated print advertisements) như là kênh truyền thông hiệu quả duy nhất trong thời điểm đó. Tuy nhiên, sự nở rộ của digital marketing đã làm thay đổi mô hình này một cách đáng kể.
Yếu tố thứ hai – nhu cầu khách hàng – vừa là biến số và cũng là một hằng số. Các doanh nghiệp tạo ra các chiến lược marketing nhằm thu hút người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu của họ, nhưng những nhu cầu có thể thay đổi một cách chóng mặt.
Sự giao nhau của hai yếu tố này cũng là lý do vì sao marketing cũng như ngành tâm lý doanh nghiệp (business philosophy) tiếp tục tiến hoá và phát triển liên tục. Ở từng giai đoạn phát triển, marketing thay đổi cùng hai yếu tố công nghệ và nhu cầu khách hàng trên.
Cụ thể, 4 giai đoạn phát triển là 4 lần thay đổi đối tượng trung tâm của marketing:
- Marketing 1.0 – lấy sản phẩm làm trung tâm: Ý tưởng chính là làm nổi bật các chức năng và lợi ích của sản phẩm và thuyết phục người tiêu dùng tiềm năng ra quyết định mua hàng.
- Marketing 2.0 – lấy khách hàng làm trung tâm: Sự tiến hoá của marketing giai đoạn này bắt đầu gần hơn với quan niệm marketing ngày này khi chuyển hướng tập trung vào nhu cầu của khách hàng.
- Marketing 3.0 – lấy con người làm trung tâm: Mặc dù, có vẻ như nó khá tương đồng với giai đoạn trước, nhưng thực tế, nó có sự khác biệt rõ rệt. Giai đoạn này tập trung nhiều hơn về việc các giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho con người/xã hội.
- Marketing 4.0 – lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên kỹ thuật số, biến đổi từ các kỹ năng truyền thống sang digital marketing: Các thương hiệu bắt đầu đến gần hơn tới người tiêu dùng trong khi công nghệ mang đến các sự thay đổi trong sự tương tác giữa mọi người (power dynamics) và nhóm khách hàng mới.
Con người liệu đã “bước một chân” vào kỷ nguyên Marketing 5.0?
Marketing 5.0 liệu đã sẵn sàng để con người khám phá sau nhiều thành tựu công nghệ mà kỷ nguyên 4.0 mang lại? Nếu chưa thể khai phá kỷ nguyên này, bao giờ mới là thời điểm thích hợp?
Marketing 5.0 là gì?
Theo như Kotler, Marketing 5.0 đề cập đến ứng dụng của công nghệ trong việc định hình cách để tạo lập, giao tiếp và nâng cao giá trị trong hành trình khách hàng. Việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng mọi thứ phức tạp hơn thế. Điều quan trọng cần lưu ý là Marketing 5.0 đang giải quyết các vấn đề vượt xa những gì thường được coi là thuộc lĩnh vực marketing. Đó là lý do vì sao chi tiêu cho digital marketing liên tục tăng trong vài năm qua – người tiêu dùng ngày càng muốn có nhiều tính năng hơn!
Thời điểm nào sẽ là thích hợp cho kỷ nguyên Marketing 5.0
Kỷ nguyên Marketing 5.0: Cơ hội và thách thức
Đây là một câu hỏi khá phức tạp khi mà câu trả lời được ẩn giấu trong các sự kiện toàn cầu gần đây. Đại dịch COVID-19 và sự lan rộng toàn cầu của nó đã dẫn đến các chính sách như cách ly cộng đồng (lockdowns) hay giãn cách xã hội (physical distancing) trên toàn thế giới.
Đúng như dự đoán, những tác động trên đã thay đổi đáng kể xã hội và phá vỡ thị trường. Các marketers phải phản ứng với sự thay đổi này như một lẽ tự nhiên và coi COVID-19 đã tạo ra những điều kiện cho việc số hoá của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng hơn, như mô tả về Marketing 5.0 theo Kotler.
Theo Kotler, Marketing 5.0 kéo theo việc tập trung vào trải nghiệm người tiêu dùng thông qua các tương tác bằng công nghệ. Mặc dù, người tiêu dùng vẫn đang sử dụng công nghệ, nhưng các marketers phải biết tạo ra mối quan hệ với người tiêu dùng thông qua công nghệ.
Thách thức này còn khó khăn hơn nữa bởi sự thật rằng hiện nay đang có 5 thế hệ đang chung sống cùng nhau nhưng hành vi, sở thích và thái độ của họ khá đối lập, thậm chí tồn tại xung đột. Sự phân chia xã hội này bị phân hoá bởi sự bùng phát của dịch COVID-19 và cách nó ảnh hưởng đến các thế hệ khác nhau.
Hay trong một môi trường làm việc, khi mà các thế hệ đi trước giữ quan niệm cũ trong cách điều hành thì các thế hệ trẻ – đại diện cho những nhân viên ưu tiên công nghệ hiện đại, hai thế hệ đối lập này sẽ tạo ra xung đột lớn. Vì vậy, một thách mới đã được đặt ra cho marketers – làm thế nào để sử dụng công nghệ để làm dung hòa tất cả các thế hệ trong khi không tạo ra bất kỳ sự chia rẽ.
Một điều nữa, theo Kotler, con người và công nghệ nên bổ sung cho nhau để có thể tránh những quyết định không hiệu quả và thảm họa truyền thông. Điều này mở ra một tư duy mới về Marketing 5.0, về vai trò cung cấp các công cụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu marketing, đồng thời là tư duy của con người trong làm chủ công nghệ.
Theo Kotler, công nghệ đang tạo ra thêm giá trị cho marketing thông qua 5 thành phần sau:
- Data-driven marketing (marketing theo hướng dữ liệu)
- Predictive marketing (marketing dự đoán)
- Contextual marketing (marketing theo ngữ cảnh)
- Augmented marketing (marketing tăng cường)
- Agile marketing
Ngoài ra, ảnh hưởng xã hội của COVID-19 và ảnh hưởng kinh tế và xung đột giữa các thế hệ cũng là hai yếu tố tác động tới sự phát triển của Marketing 5.0. Hai điều này tác động không nhỏ tới thị trường và sự đối lập trong giá trị ngành hàng song song với nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Để sẵn sàng với Marketing 5.0, các marketers sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong dung hòa công nghệ và con nguời, đồng thời là những tác động mà kinh tế thế giới, đại dịch Covid-19 mang lại.
Nguồn: Biên tập và sưu tầm
Giảng viên Nguyễn Duy Anh
Bộ môn Kinh tế – Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
Hà Nội