Hướng dẫn cài đặt môi trường triển khai website trên máy chủ ảo (Phần 1)

21:30 10/10/2022

Bên cạnh kiến thức cơ bản về thiết kế và lập trình, một kỹ năng quan trọng không kém mà các kỹ sư công nghệ thông tin theo đuổi ngành website nên trang bị thêm cho bản thân đó chính là kỹ năng triển khai website trên môi trường máy chủ (server). 

Nhìn vào thực tế, đây có thể được coi là kỹ năng vô cùng cần thiết đối với các kỹ sư ngành công nghệ thông tin. Không những giúp mọi người giả lập một môi trường để có thể chạy thử sản phẩm phần mềm trên môi trường máy tính cá nhân mà kỹ năng triển khai website trên máy chủ ảo còn đảm bảo tính sát sao với môi trường triển khai thực tế. Từ đó, các kỹ sư sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thiết kế cũng như triển khai hiệu quả một dự án website trong tương lai.

Hiểu được tầm quan trọng của khung kiến thức trên, hãy để bài viết này giúp các bạn tìm hiểu về:

  1. Hệ điều hành máy thật: Window
  2. Hệ điều hành máy chủ ảo: Ubuntu server
  3. Môi trường website yêu cầu: Nginx + PHP + Mysql
  4. Các công cụ hỗ trợ: Git, VMware

Trong phần 1 này, hãy cùng tìm hiểu khái quát về các khái niệm, thuật ngữ nhé!

  1. Máy chủ (Server)

Máy chủ (Server) là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc Internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao. Trên máy chủ, người ta có thể cài đặt các phần mềm để phục vụ cho máy tính khác truy cập nhằm mục đích yêu cầu cung cấp các dịch vụ hay tài nguyên. Nói một cách đơn giản, máy chủ cũng là một máy tính nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn so với máy tính thông thường. Bên cạnh việc máy chủ được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường Internet thì nó còn là nền tảng của mọi dịch vụ trên Internet. Bất kỳ một dịch vụ nào trên Internet chẳng hạn như Website, ứng dụng, trò chơi,… muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.

  1. NGINX 

NGINX là một web server mạnh mẽ mang mã nguồn mở. Theo một số nghiên cứu, NGINX sử dụng kiến trúc đơn luồng, hướng sự kiện nên vì vậy nó hiệu quả hơn so với Apache server. Ngoài ra, nó cũng có thể làm những thứ quan trọng khác như load balancing, HTTP caching, hay được con người sử dụng như một reverse proxy. Nhìn chung, NGINX là kiến thức không thể bỏ qua đối với một web developer, system administrator hay devops.

  1. Database

Database là từ được sử dụng phổ biến trong phần lớn các lĩnh vực thuộc công nghệ thông tin, dữ liệu, lập trình và phần mềm. Cụ thể, Database là cơ sở dữ liệu, rộng hơn là một bộ sưu tập dữ liệu với quy mô lớn được tổ chức bày bản và thường được truy cập từ hệ thống máy tính hoặc tồn tại dưới dạng tập tin trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Mặt khác, Database còn có thể được lưu trữ trên thiết bị có chức năng ghi nhớ như: thẻ nhớ, đĩa cứng, CD…

  1. GIT

GIT là một hệ thống quản lý phiên bản phân tán (Distributed Version Control System – DVCS), hay còn được coi là một trong những hệ thống quản lý phiên bản phân tán phổ biến nhất hiện nay. Đối với mỗi lập trình viên, GIT đều cung cấp kho lưu trữ (repository) riêng chứa toàn bộ lịch sử thay đổi.

  1. VMware

Vmware Work Station là sản phẩm đầu tiên được phát hành bởi công ty WMware và cũng chính là công cụ cho phép người dùng tạo, sử dụng máy ảo trực tiếp trên laptop hoặc PC. Bên cạnh việc VMware cho phép cài đặt nhiều phiên bản hệ điều hành khác nhau, người sử dụng cũng có thể dễ dàng chuyển đổi máy ảo cùng một lúc.

Không chỉ nổi tiếng bởi khả năng tương thích mạnh mẽ với phần cứng, Vmware Work Station còn được xem là cầu nối giữa máy chủ và máy ảo cho tất cả các tài nguyên phần cứng. Nhờ tính năng đặc biệt trên mà tất cả các trình điều khiển thiết bị giờ đây đều được cài đặt một cách dễ dàng thông qua máy chủ.

Chưa hết, Vmware Server còn là phần mềm ảo hóa máy chủ miễn phí. Từ công cụ này, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng nhiều máy ảo trên một máy chủ vật lý. Đi kèm với đó, Vmware Server cũng tương thích với nhiều loại cấu hình như Windows, Linux, Solaris,..

  1. Ubuntu server

Ubuntu Server là một hệ điều hành mã nguồn mở và miễn phí nên nếu ai đó cần một máy chủ để triển khai các ứng dụng thì Ubuntu Server là một lựa chọn vô cùng phù hợp. Tuy nhiên, mặc định Ubuntu Server sau khi cài đặt xong không có giao diện đồ họa nên người dùng  cần phải sử dụng các lệnh (Command Line) để làm việc với nó.

Cách cài đặt Ubuntu Server lên VmWare phiên bản 12

Để ví dụ về cách triển khai website trên máy chủ ảo, hãy cùng xem ví dụ về cách cài đặt Ubuntu Server lên VmWare phiên bản 12 nhé!

Trước khi tiến hành thực hiện, hãy tải về các tài nguyên cần thiết, bao gồm:

  • ISO Ubuntu server: 64-bit PC (AMD64) server install image
  • VMware 12: VMware 12 (Server Gốc nhà phát hành) => Các bạn thực hiện tải về và cài đặt VMware lên máy tính cá nhân
  • Tạo một máy ảo bằng VMware và cài đặt hệ điều hành Ubnuntu server bằng file ISO đã tải về

Bước 1: Click vào nút “Create a New Virtual Machine” để bắt đầu khởi tạo một máy chủ ảo mới

Bước 2: Tick vào option đầu tiên và chọn next để sang bước tiếp theo

Bước 3: Tick vào option cuối cùng và chọn Next để sang bước tiếp theo                

Bước 4: Chọn kiểu máy chủ là Linux version 64 bit và click next để sang bước tiếp theo

Bước 5: Đặt tên cho máy ảo và chọn vị trí lưu trữ của máy ảo

Bước 6: Tiếp theo bạn cần chỉ định dung lượng ổ cứng cấp cho Ubuntu. Ở đây tôi đặt là 45GB.

Bước 7: Chọn Finsh để hoàn tất quả trình cấu hình máy chủ ảo

Bước 8: Trỏ tới vị trí file cài đặt Ubuntu Server mà bạn đã download trước đó

(Còn tiếp)

Bộ môn CNTT

Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận